Quyết định 1200/2001/QĐ-TCHQ quy định chế độ quản lý, sử dụng các dấu nghiệp vụ hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 1200/2001/QĐ-TCHQ
Ngày ban hành 23/11/2001
Ngày có hiệu lực 01/01/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Đức Kiên
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Bộ máy hành chính

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1200/2001/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1200/2001/QĐ-TCHQ NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2001 BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC DẤU NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001;
Xét đề ngị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này 7 (bảy) mẫu dấu nghiệp vụ hải quan và Quy định chế độ quản lý, sử dụng các dấu nghiệp vụ hải quan.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002. Bãi bỏ các quy định trước đây có liên quan đến mẫu dấu nghiệp vụ hải quan do cơ quan hải quan các cấp ban hành.

Điều 3: Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Đức Kiên

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

07 (BẢY) MẪU DẤU NGHIỆP VỤ VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC DẤU NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1200/2001/QĐ-TCHQ ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Chương 1:

CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ

Điều 1: Dấu nghiệp vụ hải quan (dưới đây gọi chung là dấu nghiệp vụ) được sử dụng khi thực hiện các nghiệp vụ hải quan sau đây tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu và các đơn vị cấp tương đương (dưới đây gọi tắt là Chi cục hải quan) thuộc cục hải quan tỉnh, thành phố:

- Thủ tục hải quan đối với hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh:

- Kiểm tra sau thông quan;

- Thanh khoản hồ sơ hải quan;

- Hoàn thuế, khấu trừ thuế.

Dấu nghiệp vụ hải quan quy định trong Quyết định này không phải là dấu hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/08/2001 của Chính phủ quy định việc quản lý và sử dụng con dấu của các cơ quan, tổ chức.

Điều 2: Thẩm quyền ban hành, quản lý và lưu chiểu dấu:

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định ban hành, huỷ bỏ các mẫu dấu nghiệp vụ.

2. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quyết định số lượng con dấu của từng loại mẫu dấu, đình chỉ sử dụng, thu hồi dấu nghiệp vụ khi đơn vị sử dụng bị giải thể, sát nhập hoặc thay đổi về tổ chức hoặc vì lý do khác.

3. Đăng ký lưu chiểu dấu nghiệp vụ: Dấu nghiệp vụ phải được đăng ký lưu chiểu tại Văn phòng Tổng cục Hải quan và Văn phòng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Điều 3: Căn cứ vào nhu cầu công việc và sự chấp thuận của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố Quyết định số lượng từng con dấu cho từng đơn vị trực thuộc sử dụng. Nếu một mẫu dấu nghiệp vụ có nhiều phiên bản thì phải có số thứ tự cho từng con dấu để phân biệt dâú nghiệp vụ của từng bộ phận khác nhau.

Các dấu nghiệp vụ được làm bằng chất liệu cao su laser theo đúng mẫu (về hình dáng, kích thước, cách sắp xếp các hàng chữ, phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, độ đậm đường kẻ, độ đậm nét chữ, nguyên tắc viết tắt...) quy định tại Quyết định này. Nếu dấu nghiệp vụ bị mòn, hỏng, bị biến dạng không đúng với mẫu quy định, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành quyết định khắc lại dấu mới và thu hồi, tiêu huỷ dấu cũ. Khi tiêu huỷ dấu phải lập hội đồng và lập biên bản tiêu huỷ. Hội đồng tiêu huỷ dấu bao gồm một lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố làm Chủ tịch, Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ làm thành viên.

Điều 4:

[...]