CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
66/2002/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2002
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 66/2002/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2002 QUY ĐỊNH
VỀ ĐỊNH MỨC HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VÀ QUÀ BIẾU, TẶNG NHẬP KHẨU
ĐƯỢC MIỄN THUẾ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26 tháng 12 năm 1991; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 05 tháng
7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001-QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
ĐỊNH MỨC HÀNH LÝ ĐƯỢC MIỄN
THUẾ CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH QUA CỬA KHẨU VIỆT NAM
Điều 1.
Ban hành kèm theo Nghị định này định mức hành lý được miễn thuế của người xuất
cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế Việt Nam bằng hộ chiếu do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp.
Điều 2.
1. Hành lý
của người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành, chứng minh thư biên giới
không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
2. Người xuất
cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ, vàng, đá quý thực hiện theo quy định của
pháp luật về ngân hàng.
3. Trường hợp điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác Nghị định này thì thực hiện theo
quy định tại điều ước quốc tế đó.
Điều 3.
1. Hành lý
của người nhập cảnh là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích
chuyến đi của người nhập cảnh, bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước
hoặc gửi sau chuyến đi.
2. Thời hạn nhận
hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh là không quá 30
(ba mươi) ngày, kể từ ngày hành lý về đến cửa khẩu.
Điều 4.
1. Hành lý của
người xuất cảnh, nhập cảnh được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu. Người xuất cảnh,
nhập cảnh không phải khai hải quan trên Tờ khai nhập - xuất cảnh Việt Nam nếu
không có hành lý vượt định mức miễn thuế, không có hành lý gửi trước hoặc gửi
sau chuyến đi.
2. Người xuất
cảnh, nhập cảnh được tạm gửi hành lý vào kho của Hải quan cửa khẩu và được nhận
lại khi nhập cảnh, xuất cảnh. Thời gian tạm gửi hành lý không quá 180 (một trăm
tám mươi) ngày, kể từ ngày hành lý được gửi vào kho của Hải quan.
3. Trong thời hạn tạm gửi hành
lý quy định tại khoản 2 Điều này, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ
bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập
cảnh không nhận lại, thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu tổ chức thanh
lý, hoặc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật nếu hành lý đó đã bị hư hỏng.
Tiền thu được từ việc thanh lý
hàng hoá được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh
theo quy định của pháp luật.
Điều 5.
1. Định mức
hành lý miễn thuế của người nhập cảnh được quy định như sau:
a) Cho từng lần nhập cảnh;
b) Không gộp chung định mức miễn
thuế của nhiều lần nhập cảnh để tính miễn thuế một lần nhập cảnh;
c) Không gộp định mức hành lý miễn
thuế của nhiều người nhập cảnh để giải quyết miễn thuế cho một người nhập cảnh,
trừ hành lý của các cá nhân trong một gia đình mang theo trong cùng chuyến đi.
2. Không hạn chế định mức hành
lý của người xuất cảnh, trừ các vật phẩm nằm trong Danh mục hàng cấm xuất khẩu
hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Điều 6.
1. Định mức
hành lý miễn thuế của người nhập cảnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với rượu,
nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai)
có dung tích lớn hơn không quá 01 (một) lít so với định mức quy định thì được
miễn thuế cả chai; nếu có dung tích vượt quá định mức nói trên thì phải nộp thuế
cho phần vượt theo quy định của pháp luật.
b) Đối với thuốc lá điếu, xì gà,
người nhập cảnh chỉ được mang theo đúng định mức miễn thuế; nếu mang vượt định
mức miễn thuế thì phần vượt phải được tạm gửi tại kho của Hải quan cửa khẩu và
nhận lại trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
c) Đối với quần áo, đồ dùng, các
vật phẩm khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân, người nhập cảnh được mang theo
với số lượng, chủng loại hợp lý, phù hợp với mục đích chuyến đi.
2. Trường hợp
hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức được miễn thuế thì phần vượt này
được coi là hàng hoá nhập khẩu, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về
hàng hoá nhập khẩu, pháp luật về thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp
thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.
3. Trường hợp phần vượt định mức
hành lý miễn thuế của người nhập cảnh phải nộp thuế, nhưng nếu tổng số thuế phải
nộp dưới 50.000 (năm mươi nghìn) đồng Việt Nam thì cũng được miễn thuế.
4. Người nhập cảnh dưới 18 tuổi
không được hưởng định mức miễn thuế quy định tại các khoản 1, 2, 3 Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định này.
Điều 7.
Dụng cụ nghề nghiệp của người nhập cảnh mang theo vào Việt
Nam để phục vụ cho công việc, thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số
101/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thực
hiện một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám
sát hải quan.
Điều 8.
1. Người
nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc không được hưởng định mức hành
lý miễn thuế cho từng lần nhập cảnh đối với vật phẩm quy định tại các khoản 1,
2, 3, 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, mà cứ 90 (chín mươi) ngày được
hưởng định mức miễn thuế một lần.
2. Người nhập cảnh thường xuyên
theo tính chất công việc quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Người điều khiển tàu bay và
nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế;
b) Người điều khiển tàu hoả và
nhân viên phục vụ trên tàu hoả liên vận quốc tế;
c) Sĩ quan, thuyền viên làm việc
trên tàu biển;
d) Lái xe, người lao động Việt
Nam làm việc ở các nước láng giềng có chung biên giới đường bộ với Việt Nam.
Chương 2:
ĐỊNH MỨC QUÀ BIẾU, TẶNG
NHẬP KHẨU ĐƯỢC MIỄN THUẾ
Điều 9.
1. Nghị định
này chỉ áp dụng đối với quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài biếu,
tặng cho cá nhân là công dân Việt Nam.
2. Các trường
hợp người nhận quà biếu, tặng là tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp ở Việt Nam được
áp dụng theo các quy định khác của pháp luật.
3. Không được nhận quà biếu, tặng
là hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu.
4. Trường hợp quà biếu, tặng vượt
định mức quy định tại Điều 10 Nghị định này là mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá
nhập khẩu có điều kiện, thì phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản
lý chuyên ngành đối với hàng hoá đó.
Điều 10.
1. Quà biếu,
tặng được miễn thuế trong các trường hợp sau:
a) Quà biếu, tặng có tổng trị
giá không quá 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam;
b) Quà biếu, tặng có tổng trị
giá vượt quá 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam nhưng số thuế phải nộp dưới
50.000 (năm mươi nghìn) đồng Việt Nam.
2. Quà biếu, tặng có tổng trị
giá vượt quá định mức miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều này thì phần vượt được
coi là hàng hoá nhập khẩu và phải tuân theo quy định của pháp luật đối với hàng
hoá nhập khẩu.
3. Trường hợp
quà biếu, tặng là thuốc cấp cứu, dụng cụ y tế được biếu, tặng cho người bị bệnh
nặng hoặc người bị thiên tai có trị giá không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng
Việt Nam thì được miễn các loại thuế. Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính, thống nhất với Tổng cục Hải quan quy định cụ thể.
4. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,
liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm giải quyết miễn thuế
đối với quà biếu, tặng quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 11.
Quà biếu, tặng trong định mức miễn thuế quy định tại Điều
10 Nghị định này không áp dụng cho trường hợp một người hoặc nhiều người trong
một gia đình thường xuyên nhận một hay một số mặt hàng nhất định.
Chương 3:
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 12.
Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định tại
Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý
vi phạm hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 13.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày ký.
Nghị định này thay thế Nghị định
số 17/CP ngày 06 tháng 02 năm 1995 của Chính phủ ban hành tiêu chuẩn hành lý miễn
thuế của khách xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam, Nghị định số
79/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 17/CP
ngày 06 tháng 02 năm 1995 của Chính phủ.
Điều 14.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
ĐỊNH MỨC HÀNH LÝ ĐƯỢC MIỄN THUẾ CỦA NGƯỜI NHẬP CẢNH TẠI CÁC
CỬA KHẨU VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 66/2002/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2002 của
Chính phủ)
STT
|
Đồ
dùng, vật dụng
|
Dịnh
mức
|
Ghi
chú
|
1
|
Rượu, đồ uống có cồn:
- Rượu từ 22 độ trở lên
- Rượu dưới 22 độ
- Đồ uống có cồn, bia
|
1,5
lít
2,0
lít
3,0
lít
|
Người dưới 18 tuổi không được
hưởng tiêu chuẩn này
|
2
|
Thuốc lá:
- Thuốc lá điếu
- Xì gà
- Thuốc lá sợi
|
400
điếu
100
điếu
500
gam
|
Người dưới 18 tuổi không được
hưởng tiêu chuẩn này
|
3
|
Chè, cà phê:
- Chè
- Cà phê
|
5
kg
3kg
|
Người dưới 18 tuổi không được
hưởng tiêu chuẩn này
|
4
|
Quần áo, đồ dùng cá nhân
|
Số
lượng phù hợp phục vụ cho mục đích chuyến đi
|
|
5
|
Các vật phẩm khác ngoài danh mục
1,2,3,4 Phụ lục này (không nằm trong Danh mục hàng cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu
có điều kiện)
|
Tổng
trị giá không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng Việt Nam
|
|