Quyết định 1546/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến 2020, có xét tới 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1546/QĐ-TTg
Ngày ban hành 03/09/2013
Ngày có hiệu lực 03/09/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1546/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN VÙNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG TITAN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT TỚI NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại tờ trình số 2702/TTr-BCT ngày 29 tháng 3 năm 2012, công văn số 6083/BCT-CNNg ngày 10 tháng 7 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

- Nước ta có nguồn tài nguyên quặng titan quy mô lớn, là tiền đề và điều kiện quan trọng để xây dựng ngành công nghiệp khai thác, chế biến titan hiện đại, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan đồng bộ và bền vững theo hướng hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và trật tự an toàn xã hội. Sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan phải là các sản phẩm chế biến sâu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan với lộ trình và quy mô hợp lý nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế đất nước từng thời kỳ; trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo thu hồi tối đa các thành phần có ích trong quặng titan, tiết kiệm năng lượng; phát triển ngành công nghiệp titan đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tng - dịch vụ (vận tải, cảng biển, điện, nước, dịch vụ hậu cần - kỹ thuật...); từng bước hình thành các tổ hợp công nghệ mỏ - tuyển - chế biến sâu quặng titan gắn với công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến, trước hết tại vùng tập trung tài nguyên quặng titan ở Bình Thuận và Ninh Thuận.

- Đầu tư phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan trên cơ sở huy động nhiu ngun lực khác nhau trong và ngoài nước. Việc hợp tác đu tư với nước ngoài chủ yếu nhằm tiếp thu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực chế biến sâu và thâm nhập thị trường quốc tế.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2020: Hình thành ngành công nghiệp titan với các sản phẩm chế biến sâu đến pigment và titan xốp; đảm bảo nhu cầu trong nước về pigment; xuất khẩu các sản phẩm xỉ titan, titan xốp, muối zircon oxychloride.

- Đến năm 2030: Phát triển ngành công nghiệp titan ổn định và bền vững vi Trung tâm khai thác, chế biến quặng titan quy mô lớn, công nghệ tiên tiến tại Bình Thuận; tập trung và ưu tiên phát triển các sản phẩm pigment, titan xốp, titan kim loại và titan hp kim phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015

+ Hoàn thành công tác thăm dò, đánh giá trữ lượng các mỏ titan huy động trong kỳ quy hoạch, đảm bảo trữ lượng tin cậy cho việc đầu tư các dự án khai thác, chế biến titan.

+ Duy trì sản xuất ở quy mô phù hợp khả năng tiêu thụ thực tế đi đôi với sắp xếp lại sản xuất đối với các mỏ titan và cơ sở chế biến quặng titan hiện có, đổi mới và nâng cấp công nghệ, nâng cao khả năng thu hồi quặng nghèo, quặng đuôi tuyển; đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về bột zircon, ilmenit hoàn nguyên; sản xuất xỉ titan, rutin nhân tạo làm nguyên liệu cho sản xut pigment và xuất khẩu.

+ Xây dựng và đưa vào hoạt động một số nhà máy chế biến xỉ titan, rutin nhân tạo tại 4 vùng quy hoạch; nghiên cứu công nghệ và chuẩn bị đầu tư các dự án sản xuất titan xốp/titan kim loại tại tỉnh Bình Thuận, sản xuất pigment tại Bình Định và Bình Thuận; chuẩn bị đầu tư Tổ hợp khai thác, chế biến quặng titan quy mô lớn tại Bình Thuận.

+ Đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở đồng bộ với phát triển các dự án khai thác, chế biến titan (giao thông, điện, cấp nước...).

Tổng công suất chế biến dự kiến đến năm 2015: ilmenit hoàn nguyên 60 nghìn tấn/năm; xỉ titan khoảng 945 nghìn tấn/năm; rutin nhân tạo 60 nghìn tấn/năm; zircon mịn và siêu mịn 152 nghìn tấn/năm.

- Giai đoạn 2016 - 2020

+ Hình thành ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan với sản phẩm chính là xỉ titan, pigment, titan xốp/titan kim loại và một số loại sản phẩm từ zircon trên cơ sở duy trì sản xuất và mở rộng các cơ sở chế biến đã đầu tư kết hợp xây dựng mới một số cơ sở chế biến sâu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

[...]
15
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ