Quyết định 1523/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 1523/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/08/2022
Ngày có hiệu lực 29/08/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1523/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 29 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nâng thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã huyện mới; quy định quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: số 81/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 về Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025; số 89/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 về Đề án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 415/TTr-SGTVT ngày 27/7/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

a) Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đảm bảo chất lượng, bền vững nhằm xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, gắn kết mạng lưới giao thông khu vực nông thôn với mạng lưới giao thông của huyện, tỉnh, tạo sự kết nối thông suốt; đảm bảo lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi, nhanh chóng.

b) Nâng cao chất lượng các tiêu chí giao thông để xây dựng tỉnh Lâm Đông đạt tiêu chí tỉnh nông thôn mới trước năm 2025 theo Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 03/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 81/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của HĐND tỉnh về Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025:

- Cấp xã: 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí về giao thông thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; trong đó, ít nhất 42,3% số xã (ít nhất 47 xã) đạt chuẩn tiêu chí về giao thông thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.

- Cấp huyện: 100% số huyện đạt chuẩn tiêu chí về giao thông thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; trong đó, ít nhất 02 huyện đạt chuẩn tiêu chí về giao thông thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) 100% km đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo quy hoạch và được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh...) theo quy định.

b) 100% số km đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh...) theo quy định.

c) 100% số km đường thôn, liên thôn được cứng hóa (nhựa hóa hoặc bê tông hóa); bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh...) theo quy định.

d) Từ 85% trở lên số km đường ngõ, xóm, hẻm được cứng hóa (nhựa hóa hoặc bê tông hóa), đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp.

đ) Từ 85% trở lên số km đường nội đồng được cứng hóa (nhựa hóa hoặc bê tông hóa) đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

e) Đầu tư hoàn thành bến xe khách tại trung tâm các huyện: Lạc Dương, Đức Trọng, Đam Rông và Đạ Huoai đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên; các địa phương còn lại duy trì hoặc đầu tư nâng cấp bến xe đạt loại III trở lên.

II. Nhiệm vụ đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn

1. Dự kiến khối lượng và nhu cầu vốn thực hiện:

a) Đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp khoảng 829 km đường giao thông nông thôn với tổng vốn đầu tư khoảng 1.596 tỷ đồng[1], trong đó:

- 118 km đường huyện, đường xã đạt chuẩn theo quy hoạch với tổng vốn đầu tư khoảng 723 tỷ đồng (gồm: đầu tư xây dựng mới 89 km, vốn đầu tư khoảng 578 tỷ đồng; đầu tư cải tạo, nâng cấp trên mặt đường cũ 29 km, vốn đầu tư khoảng 145 tỷ đồng).

- 252 km đường thôn, liên thôn với tổng vốn đầu tư khoảng 319 tỷ đồng (gồm: đầu tư xây dựng mới 124 km, vốn đầu tư khoảng 159 tỷ đồng; đầu tư cải tạo, nâng cấp trên mặt đường cũ 128 km, vốn đầu tư khoảng 160 tỷ đồng).

- 420 km đường ngõ, xóm, hẻm với tổng vốn đầu tư khoảng 506 tỷ đồng (gồm: Đầu tư xây dựng mới 26 km, vốn đầu tư khoảng 32 tỷ đồng; đầu tư cải tạo, nâng cấp trên mặt đường cũ 394 km, vốn đầu tư khoảng 474 tỷ đồng).

[...]