ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1511/QĐ-UBND-HC
|
Đồng Tháp, ngày
05 tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH GÓP PHẦN TẠO DỰNG
HÌNH ẢNH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số
08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về việc phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị quyết 103/NQ-CP
ngày 06/10/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết
08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về việc phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Quyết định số
1685/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề
án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi
nhọn”;
Căn cứ Quyết định số
147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát
triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết
372/2020/NQ-HĐND ngày 8/12/2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng
Tháp 05 năm (2021 - 2025).
Xét đề nghị của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Tờ trình số 2012/TTr-SVHTTDL ngày 31 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề cương Đề án Phát triển du lịch góp phần tạo
dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025. Với những nội dung cơ bản
như sau:
1. Tên gọi: Đề cương Đề án Phát
triển du lịch góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025.
2. Chủ đầu tư: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
3. Phạm vi thực hiện: Trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp.
4. Nội dung nghiên cứu: Có đề
cương kèm theo.
5. Kinh phí thực hiện: Nguồn
kinh phí Đề án phát triển du lịch năm 2021 - 2022, theo đề nghị của Sở Tài
chính tại Công văn số 2082/STC-HCSN ngày 09 tháng 8 năm 2021.
6. Thời gian thực hiện hoàn chỉnh
Đề án: Năm 2021 - 2022.
Điều 2.
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư,
có trách nhiệm lập đầy đủ thủ tục đấu thầu và hồ sơ thanh toán, quyết toán kinh
phí theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch, các PCT/UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THVX. VD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Thiện Nghĩa
|
ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH GÓP PHẦN TẠO DỰNG HÌNH ẢNH TỈNH ĐỒNG
THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Tên Đề
án: “PHÁT TRIỂN DU LỊCH, GÓP PHẦN TẠO DỰNG
HÌNH ẢNH TỈNH ĐỒNG THÁP, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”.
2. Cơ
quan quản lý: Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch.
3. Đơn vị
tư vấn:
4. Sự cần
thiết:
Đồng Tháp là một trong những địa
phương đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo dựng và quảng bá hình ảnh địa phương. Tỉnh
đã xây dựng và triển khai thực hiện đề án “Xây dựng hình ảnh địa phương tỉnh Đồng
Tháp giai đoạn 2015 - 2020”. Việc triển khai thực hiện đề án đã đạt được một số
thành quả nhất định. Một là, bước đầu đã định vị rõ hình ảnh địa phương
trong nhận thức của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân
qua việc xây dựng chính quyền thân thiện. Hai là, tác động tích cực đến
việc thu hút sự quan tâm của bạn bè, du khách, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu
tư và nhân dân đến Đồng Tháp. Ba là, xây dựng được bộ nhận diện hình ảnh
Đồng Tháp, biểu trưng, biểu tượng "bé Sen" trở thành đặc trưng
nhận diện thương hiệu "Đất Sen hồng". Bốn là, công tác
thông tin, quảng bá tạo ra hình ảnh tích cực xoay quanh các trụ cột chủ yếu
nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái nhất quán và xuyên suốt, nêu bật
được sứ mệnh mà địa phương định vị: "Đất Sen hồng - Đồng Tháp".
Song song đó, tỉnh Đồng Tháp
cũng triển khai đề án “Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 -
2020”. Qua việc triển khai thực hiện đề án này, du lịch Đồng Tháp đã xác định
được vị thế trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Thông điệp du lịch,
"Đồng Tháp - thuần khiết như hồn Sen" đã tạo được ấn tượng đẹp trong
lòng du khách và thu hút sự quan tâm của các cơ quan truyền thông; sản phẩm du
lịch đặc trưng cho từng khu di tích, điểm du lịch trọng điểm của Tỉnh được định
vị. Một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu di tích, điểm du lịch trọng
điểm theo Đề án đã hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ du khách đến tham
quan, nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển
khai thực hiện đề án “Xây dựng hình ảnh địa phương tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2015 - 2020” và đề án “Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020”
chưa có sự đồng bộ trong việc xây dựng hình ảnh giữa các địa phương và ban
ngành; chưa tận dụng triệt để các tài nguyên, sản phẩm du lịch chưa tinh tế và
việc bố trí nguồn lực vẫn còn lúng túng, chưa phù hợp. Bên cạnh đó, một vài địa
phương còn lúng túng trong việc triển khai đặc biệt là việc tìm ra nét riêng của
địa phương mình để tạo dựng hình ảnh, thương hiệu quảng bá, truyền thông. Công
tác truyền thông, quảng bá đôi lúc đi nhanh hơn thực tiễn nên tạo sự chênh lệch
giữa hình ảnh truyền thông và hình ảnh thực tế. Chưa khai thác triệt để hiệu quả
của các kênh truyền thông Việt Nam có phạm vi lan tỏa ra nước ngoài và các kênh
truyền thông ngoài nước. Sản phẩm du lịch đặc thù tuy đã được định vị, xây dựng
đúng yêu cầu của Đề án, nhưng tiến độ thực hiện còn chậm. Du lịch của Tỉnh vẫn
còn đơn sơ, chưa thật sự hấp dẫn. Một số dự án du lịch nghỉ dưỡng, tâm linh,
nông nghiệp trải nghiệm đã có chủ trương nhiều năm nhưng chậm triển khai thực
hiện.
Đồng thời, giai đoạn 2021 -
2025, tỉnh Đồng Tháp cũng đề ra những định hướng phát triển với tầm nhìn và chiến
lược mới, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Vì vậy, việc rà soát, đánh giá lại đề
án “Xây dựng hình ảnh địa phương tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020” và đề án
“Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020” là cần thiết, trên cơ
sở đó, gắn kết với định hướng phát triển du lịch của tỉnh nhằm tạo dựng hình ảnh
địa phương phù hợp bối cảnh, xu thế phát triển của tỉnh, cả nước cũng như trên
thế giới, đồng thời khai thác được các tiềm năng du lịch, các lợi thế so sánh về
cư dân địa phương, chính quyền địa phương…
Từ thực tiễn nêu trên, việc xây
dựng đề án “PHÁT TRIỂN DU LỊCH, GÓP PHẦN TẠO DỰNG HÌNH ẢNH TỈNH ĐỒNG THÁP, GIAI
ĐOẠN 2021 - 2025” là cần thiết nhằm hướng đến tạo dựng một hình ảnh Đồng Tháp
tích cực, xây dựng thương hiệu Đồng Tháp với định vị rõ ràng, hấp dẫn và độc đáo
dựa trên những điều kiện kinh tế đặc thù, giá trị văn hóa, lịch sử, con người
và tài nguyên thiên nhiên khác biệt.
5. Căn cứ
pháp lý lập đề án:
- Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về việc phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn;
- Căn cứ Nghị quyết 103/NQ-CP
ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về việc phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Căn cứ Quyết định số
4215/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về
Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP và Nghị quyết số 08-NQ/TW;
- Căn cứ Kế hoạch số
205/KH-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về thực hiện Nghị
quyết số 08- NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Căn cứ Quyết định số
1671/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề
án tổng thể ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018
- 2020, định hướng đến năm 2025”;
- Căn cứ Quyết định số
1685/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề
án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế
mũi nhọn”;
- Căn cứ Nghị quyết số
207/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc
điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ Kế hoạch số 29/KH-UBND
ngày 01/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện Đề án “Cơ
cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp;
- Căn cứ Quyết định số
2031/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch
đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”;
- Căn cứ Kế hoạch số
291/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về triển
khai thực hiện Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2019 - 2020 và định hướng đến 2025.
- Căn cứ Quyết định số
147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến
lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030;
- Căn cứ Kế hoạch số
244/KH-UBND ngày 21/10/2020 về Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030;
- Căn cứ Nghị quyết 372/2020/NQ-HĐND
ngày 08 tháng 12 năm 2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng
Tháp 05 năm (2021 - 2025);
- Căn cứ Quyết định số
2292/QĐ-BVHTTDL ngày 13/8/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban
hành Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025.
6. Phạm vi
lập đề án
- Phạm vi về không gian: trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn
2021 - 2025
- Phạm vi về đối tượng: hình ảnh
địa phương gắn với sáu trụ cột trọng tâm phát triển của tỉnh, trong đó tập
trung phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp.
7. Mục tiêu
đề án:
- Rà soát và đánh giá kết quả
thực hiện các mục tiêu Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015
- 2020 và Đề án “Xây dựng hình ảnh địa phương tỉnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2015 - 2020”.
- Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ
các nhiệm vụ phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp; từng
bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh.
- Đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu
phát triển nhanh với giữ vững sự ổn định, ứng phó linh hoạt, hiệu quả với các
biến cố khó lường của dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu, đặc biệt là dịch
Covid - 19. Khai thác, phát huy lợi thế tài nguyên, giá trị văn hóa bản địa đặc
sắc, niềm tự hào quê hương, con người Đồng Tháp để phát triển du lịch và tạo dựng
hình ảnh địa phương.
- Quan tâm đầu tư khai thác triệt
để chiều sâu thế mạnh tỉnh nông nghiệp để mở rộng không gian phát triển và
phong phú sản phẩm du lịch, đón đầu xu thế du lịch trải nghiệm của khách, đặc
biệt là khách quốc tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động dôi dư ở nông
thôn trong quá trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông
dân và đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh.
8. Nội dung
chủ yếu của đề án:
Chương 1:
Rà soát đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2015 - 2020” và Đề án “Xây dựng hình ảnh địa phương tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2015 - 2020”.
1. Đánh giá đề án “Phát triển
du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020”:
- Đánh giá tổng quan
ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp
- Đánh giá định vị thương hiệu
du lịch tỉnh Đồng Tháp hiện tại
- Đánh giá chuỗi giá trị của
ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp
- Đánh giá kết quả thực hiện
các mục tiêu
- Đánh giá kết quả triển khai
các giải pháp
- Đánh giá những mặt đạt được
và chưa đạt
- Rút ra bài học kinh nghiệm
2. Đánh giá Đề án “Xây dựng
hình ảnh địa phương tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020”:
- Đánh giá giá trị và tiềm
năng của tỉnh Đồng Tháp
- Đánh giá hình ảnh tỉnh Đồng
Tháp hiện tại
- Đánh giá kết quả thực hiện
các mục tiêu
- Đánh giá kết quả triển khai
các giải pháp
- Đánh giá những mặt đạt được
và chưa đạt
- Rút ra bài học kinh nghiệm
Chương 2:
Tái định vị hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025
1. Lựa chọn công chúng mục
tiêu.
2. Xác lập triết lý xây dựng
hình ảnh tỉnh Đồng Tháp.
3. Lựa chọn hình ảnh tỉnh Đồng
Tháp chung trong giai đoạn 2021-2025
4. Một số giải pháp tạo dựng
hình ảnh tỉnh Đồng Tháp gắn với các trụ cột trọng tâm phát triển của Tỉnh.
4.1. Hình ảnh điểm đến đầu
tư.
a. Định vị và quan điểm:
Xác lập định vị Đồng Tháp là điểm
đến đầu tư MINH BẠCH - HIỆU QUẢ - ĐỒNG HÀNH
- Tiếp cận nhà đầu tư theo chiều
sâu, tận tâm hỗ trợ.
- Xây dựng cơ chế KPI với chế độ
khen thưởng công khai thích đáng.
b. Giải pháp trọng tâm:
- Hệ thống lại toàn bộ quy
trình mời gọi đầu tư
- Hỗ trợ doanh nghiệp theo nhận
diện chung (biểu mẫu, đồng phục, website…).
- Đa dạng hóa các hình thức mời
gọi đầu tư
4.2 Hình ảnh chính quyền địa
phương năng động
a. Định vị và quan điểm:
- Đồng Tháp là địa phương có
chính quyền 3 GẦN: GẦN DÂN - GẦN DOANH NGHIỆP - GẦN THỰC TẾ
- Phát huy từ “Thương hiệu”
chính quyền thân thiện, tạo ra nhiều sản phẩm cụ thể hơn.
b. Giải pháp trọng tâm:
- Phát triển nội dung Café cùng
doanh nghiệp
- Xây dựng Sản phẩm du lịch
Chính quyền một cách chính quy
- Xây dựng giải pháp thương hiệu
cá nhân cho các Lãnh đạo cấp cao của Tỉnh
4.3 Hình ảnh cộng đồng dân
cư
a. Định vị và quan điểm:
- NGHĨA TÌNH - SÁNG TẠO là 2 định
vị chính cho cộng đồng cư dân Đồng Tháp. Song song đó, hướng tới giá trị hợp
tác trong cộng đồng cư dân, tạo sự đoàn kết, nhất quán.
- Dùng tất cả công cụ quản lý
nhà nước, kết hợp với nền tảng truyền thông nội bộ để xây dựng và triển khai định
vị cho cộng đồng cư dân.
b. Giải pháp trọng tâm:
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử
cho cộng đồng cư dân, theo định vị.
- Xây dựng giải pháp triển khai
sâu rộng trong các ngành, đặc biệt trong Giáo dục.
4.4 Hình ảnh kinh tế nông
nghiệp
a. Định vị và quan điểm:
- Tiếp tục định vị GIÁ TRỊ XANH
TỪ NHỮNG TIỀM NĂNG XANH
- Là địa phương gốc Nông nghiệp,
xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để tận dụng thông minh và tiết kiệm nguồn lực với
chủ trương nhất quán và bền vững
b. Giải pháp trọng tâm:
- Nghiên cứu các sản phẩm đặc
thù và xây dựng vòng tuần hoàn, gắn với bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
cho nông nghiệp; trong đó tập trung vào các sản phẩm gắn với đề án tái cơ cấu
nông nghiệp, với bộ nhận diện chuyên nghiệp, ưu tiên nhóm sản phẩm OCOP.
- Xây dựng giải pháp ứng dụng
“smart” vào từng khâu, từng chi tiết của nền kinh tế nông nghiệp.
- Xây dựng sản phẩm hàng hóa
mang nhãn hiệu “Made in Đồng Tháp”.
- Xây dựng chiến lược, giải
pháp mời gọi đầu tư, tập trung vào các khâu còn thiếu trong vòng tuần hoàn; Mời
đầu tư vào các khu công nghiệp, tập trung khâu sản xuất sản phẩm có giá trị gia
tăng cao, Trung tâm ứng dụng công nghệ cao.
4.5 Hình ảnh cộng đồng doanh
nghiệp - khởi nghiệp
a. Định vị và quan điểm:
- Xác lập định vị cộng đồng
doanh nghiệp - khởi nghiệp: NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO
- Mỗi doanh nhân Đồng Tháp là một
Đại sứ thương hiệu của địa phương
b. Giải pháp trọng tâm:
- Xây dựng bộ guideline Thương
hiệu cá nhân dành cho Doanh nhân
- Xây dựng bộ guideline phong
cách doanh nghiệp
Chương 3:
Chiến lược phát triển du lịch góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2021 - 2025
1. Định vị và quan điểm:
- Xác lập định vị và quan điểm
xây dựng hình ảnh du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- Tập trung các sản phẩm: sinh
thái - nông nghiệp, tâm linh - văn hóa - lịch sử, chính quyền.
- Tập trung ưu tiên phát triển
rõ nét các sản phẩm du lịch hiện hữu theo quy hoạch của đề án lần 1
- Nghiên cứu và vận động xã hội
hóa đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới
2. Giải pháp trọng tâm:
- Xác định xu hướng du lịch
mới
- Xác định mục tiêu phát triển
du lịch giai đoạn 2021-2025
- Xây dựng giải pháp cho thị
trường du lịch
- Xây dựng giải pháp cho sản phẩm
du lịch hiện hữu
- Xây dựng giải pháp cho sản phẩm
du lịch mới
- Xây dựng giải pháp cho các
nhà cung cấp dịch vụ du lịch trực tiếp
- Xây dựng giải pháp cho cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch
- Xây dựng giải pháp cơ chế
chính sách du lịch hậu Covid-19
- Định hướng và thí điểm phát
triển du lịch thông minh
- Xây dựng giải pháp đào tạo
nguồn nhân lực du lịch
- Xây dựng giải pháp quản lý rủi
ro trong du lịch
- Thành lập Trung tâm thông tin
và hỗ trợ khách du lịch
Chương 4:
Chiến lược truyền thông - quảng bá
1. Quan điểm:
- Cần tận dụng mọi nguồn
lực của các chủ thể trong hệ sinh thái của tỉnh
- Tích hợp toàn diện các kênh
online/offline cần thiết, ứng dụng công nghệ thông tin 4.0 trong các chiến lược
truyền thông
- Phát triển và quản trị thương
hiệu tỉnh Đồng Tháp bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, chuyên nghiệp, dài hạn và
bền vững
2. Giải pháp trọng tâm:
- Xây dựng mục tiêu và
các giai đoạn trong chiến lược truyền thông - quảng bá 360
- Xây dựng các chiến dịch truyền
thông cho từng giai đoạn
- Xây dựng giải pháp triển khai
- Nghiên cứu xác lập mô hình hoạt
động của đơn vị quản lý, điều phối về thương hiệu du lịch và hình ảnh địa
phương.
Chương 5:
Kết luận