Quyết định 15/2006/QĐ-UBND phê duyệt định hướng phát triển tài chính giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Số hiệu | 15/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 01/03/2006 |
Ngày có hiệu lực | 11/03/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký | Trương Ngọc Hân |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:15/2006/QĐ-UBND |
Thị xã Cao Lãnh, ngày 01 tháng 3 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2006-2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Định hướng phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2010;
Xét nội dung Tờ trình số 230/TTr-STC ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Định hướng phát triển tài chính tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2010, nội dung cụ thể sau:
A. Mục tiêu chung:
Đảm bảo giữ ổn định nền tài chính của tỉnh Đồng Tháp trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn thu hiện có, đồng thời tập trung vốn đầu tư cho những lĩnh vực tạo ra nguồn thu mới, tăng thu cho ngân sách một cách vững chắc.
Đảm bảo cơ bản nhu cầu chi thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tốt hơn các nhu cầu bức xúc về văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng.
B. Chỉ tiêu cụ thể:
1. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước từ 12% trở lên;
2. Ổn định tỷ trọng chi đầu tư phát triển ở mức 33-36%;
3. Tăng mức chi cho giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa theo định hướng chung của Nhà nước.
C. Các nhóm giải pháp chủ yếu:
1. Khai thác tốt các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội:
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển mạnh lĩnh vực công nghiệp - thương mại - dịch vụ nhằm tăng thu từ các lĩnh vực này;
- Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó cần đặc biệt quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp trong khâu xúc tiến thương mại, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là vốn tín dụng ưu đãi;
- Có cơ chế, chính sách tạo nguồn thu mới; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy phát triển mạnh các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu;
- Động viên hợp lý các nguồn thu ngân sách trên cơ sở quy định của pháp luật theo hướng công bằng, đảm bảo môi trường thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tích lũy cho doanh nghiệp;
- Tập trung khai thác các nguồn thu từ quỹ đất, triển khai thực hiện nhanh chóng, hiệu quả các dự án sử dụng vốn từ quỹ đất, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích nhân dân chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, đất kinh doanh để tăng thu;
- Quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất công; tăng cường khai thác quỹ đất từ việc đầu tư xây dựng các khu dân cư đô thị, chợ đầu mối, trung tâm, khu vực biên giới. Có các giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, khai thác các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, chuyển nhượng quyền quản lý, khai thác, sử dụng có thời hạn đối với một số cơ sở hạ tầng như cầu, đường..., để tạo thêm vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; hạ tầng giao thông, bến, bãi, các tuyến, điểm du lịch để thu hút đầu tư và phát triển mạnh các loại hình dịch vụ.
- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương; chủ động làm việc với Bộ khi có sự biến động lớn về nguồn thu do sự thay đổi về cơ chế, chính sách tài chính của Trung ương .
2. Phân phối hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính:
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, dự án phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, có ý nghĩa trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Tỉnh; thực hiện tốt công tác quy hoạch, xác định cơ cấu đầu tư hợp lý để có chủ trương đầu tư hợp lý, đây là nhân tố quyết định đến hiệu quả đầu tư, đảm bảo nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đóng vai trò hạt nhân để thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia đầu tư.
- Đảm bảo cơ bản cho nhu cầu chi thiết yếu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết tốt hơn các nhu cầu bức xúc về văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng. Tiếp tục thực hiện khoán chi hành chính các đơn vị hành chính và cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp. Những lĩnh vực, địa bàn đủ điều kiện cho phép, cần đẩy mạnh xã hội hóa để huy động các nguồn lực cùng đóng góp xây dựng phát triển các sự nghiệp văn hóa - xã hội như: xây dựng trường học tư, bệnh viện tư, các cơ sở văn hoá, thể dục thể thao..., do tư nhân quản lý.