Quyết định 143/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án xã hội hóa trang thiết bị y tế kỹ thuật cao của ngành Y tế tỉnh Bình Dương

Số hiệu 143/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/06/2006
Ngày có hiệu lực 11/06/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Văn Hiệp
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/2006/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 01 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KỸ THUẬT CAO CỦA NGÀNH Y TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

UỶ BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 31/2000/TTLT/BTC-BYT ngày 25/4/2000 của Bộ Tài chính, Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc thành lập và cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở khám chữa bệnh bán công;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2004/TTLT-BTC-BYT-BNV ngày 27/2/2004 của Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại công văn số: 389/SYT-TCKT ngày 20/4/2006,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1: Phê duyệt Đề án xã hội hóa trang thiết bị y tế kỹ thuật cao của ngành y tế tỉnh Bình Dương, gồm những nội dung sau đây:

1. Mục tiêu đầu tư

Ngành Y tế tỉnh Bình Dương về mạng lưới khám, chữa bệnh gồm có một Bệnh viện đa khoa tỉnh được xếp hạng bệnh viện hạng nhì là tuyến điều trị cao nhất trong tỉnh với qui mô công suất giường bệnh trên 700 giường bệnh, 01 Bệnh viện Y học cổ truyền, 01 Bệnh viện Điều dưỡng- Phục hồi chức năng và 06 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 Nhà hộ sinh 20 giường bệnh. Với chức năng nhiệm vụ tiếp nhận cấp cứu, khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ cán bộ nhân dân trong tỉnh.

Các thiết bị y tế hiện đại công nghệ cao rất đắt tiền, trong khi đó ngân sách nhà nước có hạn chưa thể đáp ứng được. Nguồn kinh phí để đầu tư mua sắm cần phải huy động nguồn vốn ngoài xã hội của cá nhân và tập thể v.v…

Do thiếu thiết bị y tế trong chẩn đoán, điều trị người bệnh, thường xuyên phải chuyển tuyến từ tuyến xã lên tuyến huyện, từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh và từ tuyến tỉnh lên Trung ương, gây khó khăn và tốn kém cho người bệnh.

Kinh phí (nguồn vốn đầu tư) của xã hội, trong đó có rất nhiều cá nhân trong và ngoài ngành có khả năng, có tâm huyết đóng góp để đầu tư mua sắm thiết bị y tế vừa giúp nâng cao trình độ y tế của địa phương, vừa góp phần cải thiện đời sống, nhưng chưa có chế độ thích đáng để thu hút đầu tư, thu hút sự đóng góp của xã hội trong và ngoài nước.

2. Địa điểm đầu tư xã hội hoá trang thiết bị y tế

Các cơ sở y tế công lập của Nhà nước có nhu cầu cần phải đầu tư mà ngân sách nhà nước chưa có khả năng đầu tư bố trí kinh phí.

3. Các hình thức xã hội hoá:

Đa dạng hoá các hình thức đầu tư gồm nhiều hình thức:

- Vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư.

- Vốn vay ưu đãi đầu tư, vốn kích cầu.

- Vốn tài trợ, ủng hộ, tặng.

- Vốn của cán bộ công chức đóng góp.

- Các loại vốn khác như hợp tác liên kết v.v…

4. Tổ chức thực hiện

Để tổ chức triển khai thực hiện xã hội hoá trang thiết bị y tế trong ngành đạt hiệu quả, Sở Y tế đề nghị các cơ sở công lập, có nhu cầu triển khai thực hiện, phải xây dựng phương án hoạt động cụ thể, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dựa trên cơ sở các hình thức đầu tư đã được phê duyệt.

Việc xem xét cho thực hiện đầu tư xã hội hoá trang thiết bị y tế kỹ thuật phải căn cứ vào nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân cũng như về các quy chế chuyên môn kỹ thuật và đội ngũ cán bộ y tế của từng đơn vị.

Đối tượng thực hiện phương án này là các cơ sở khám, chữa bệnh và phòng bệnh công lập Nhà nước.

[...]