Thứ 3, Ngày 05/11/2024

Thông tư liên tịch 31/2000/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn thành lập và cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở khám chữa bệnh bán công do Bộ tài chính- Bộ y tế ban hành

Số hiệu 31/2000/TTLT-BTC-BYT
Ngày ban hành 25/04/2000
Ngày có hiệu lực 10/05/2000
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính,Bộ Y tế
Người ký Lê Ngọc Trọng,Nguyễn Thị Kim Ngân
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 31/2000/TTLT-BTC-BYT

Hà Nội , ngày 25 tháng 4 năm 2000

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ Y TẾ SỐ 31/2000/TTLT-BTC-BYT NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VIỆC THÀNH LẬP VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH BÁN CÔNG

Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; liên Bộ Tài chính - Y tế hướng dẫn việc thành lập và chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở khám chữa bệnh bán công như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Cơ sở khám chữa bệnh bán công gồm hai loại hình:

- Bệnh viện bán công và phòng khám đa khoa bán công.

- Bệnh viện công lập có bộ phận bán công và phòng khám đa khoa công lập có bộ phận bán công.

2. Nguyên tắc thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công:

- Bệnh viện bán công, phòng khám đa khoa bán công được thành lập trên cơ sở liên kết giữa đơn vị thuộc tổ chức Nhà nước với các tổ chức không phải là tổ chức Nhà nước, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước để thành lập mới hay chuyển toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh công lập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bệnh viện và quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

- Bệnh viện công lập có bộ phận bán công, phòng khám đa khoa công lập có bộ phận bán công: là sự liên kết giữa cơ sở khám chữa bệnh công lập với các tổ chức không phải là tổ chức Nhà nước, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị cho một bộ phận, một khoa, một số khoa của bệnh viện và quản lý, điều hành hoạt động của bộ phận bán công theo quy định của pháp luật.

- Việc xem xét thành lập cơ sở khám chữa bênh bán công phải căn cứ vào nhu cầu do Bộ Y tế xác định dựa trên quy hoạch tổ chức mạng lưới khám chữa bệnh và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong toàn quốc.

- Việc xem xét thành lập bộ phận khám chữa bệnh bán công trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập phải căn cứ vào nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn.

3. Cơ sở khám chữa bệnh bán công thực hiện các quy chế chuyên môn kỹ thuật y tế như cơ sở khám chữa bệnh công lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Cơ sở khám chữa bệnh bán công phục vụ khám chữa bệnh cho những người tự nguyện chi trả các dịch vụ y tế theo quy định tại Thông tư này.

5. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ sở khám chữa bệnh bán công. Riêng các cơ sở khám chữa bệnh dân lập và tư nhân thực hiện theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân ngày 30/9/1993, các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh này và các văn bản khác có liên quan.

6. Các cơ sở y tế dân lập, tư nhân, bán công đều được áp dụng chính sách khuyến khích xã hội hoá quy định tại Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2000 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A. TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH BÁN CÔNG:

1. Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện của nhân dân.

2. Có đội ngũ cán bộ y tế đủ trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế.

3. Đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại; xử lý chất thải rắn, lỏng và khí theo đúng quy định; đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch, không gây ô nhiễm và có các biện pháp bảo vệ môi trường.

4. Có khả năng huy động các nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước để phát triển các hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân.

B. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH BÁN CÔNG:

1. Hồ sơ thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công bao gồm:

1.1. Đơn xin thành lập

1.2. Đề án thành lập phải thể thiện các nội dung sau:

- Sự cần thiết thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công

- Thành phần các bên tham gia đầu tư

[...]