NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
137/1997/QĐ-NH3
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 5 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại Lệnh số 37/LCT-HĐNN8 ngày 24/5/1990 của Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính công bố tại
Lệnh số 38/LCT-HĐNN8 ngày 24/5/1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ, về nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo quyết định này quy chế giám sát từ
xa của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng
(viết tắt là TCTD) hoạt động tại Việt Nam.
Điều 2.
Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện
Quy chế này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Những quy định về giám sát từ xa trước đây trái với văn bản này hết hiệu lực
thi hành.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Thống đốc, Chánh thanh tra Ngân hàng
Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng,
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Thủ trưởng Vụ có liên
quan của Ngân hang Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
GIÁM SÁT TỪ XA ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT
NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 137/QĐ-NH3 ngày 24 tháng 5 năm 1997 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1.
Giám sát từ xa là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích báo cáo
để đánh giá các nội dung hoạt động sau đây của tổ chức tín dụng:
1. Diễn biến về
cơ cấu tài sản nợ và tài sản có;
2. Chất lượng
tín dụng, bảo lãnh, hùn vốn, liên doanh...;
3. Việc đảm bảo
khả năng thanh toán;
4. Tình hình
thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh;
5. Việc thực
hiện các Quy chế an toàn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2.
Đối tượng giám sát từ xa gồm các tổ chức tín dụng sau
đây:
1. Ngân hàng quốc doanh;
2. Ngân hàng thương mại cổ phần;
3. Chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài;
4. Ngân hàng liên doanh;
5. Tổ chức tài chính do Ngân
hàng Nhà nước cấp giấy phép;
6. Quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 3.
Phương pháp giám sát từ xa đối với hoạt động của tổ chức tín dụng:
1. Căn cứ vào báo cáo cân đối
tài khoản kế toán, các chỉ tiêu thống kê ngoài cân đối và các loại báo cáo khác
do tổ chức tín dụng gửi đến theo chế độ thông tin báo cáo hiện hành của Ngân
hàng Nhà nước, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước xử lý số liệu, tổng hợp và phân
tích tình hình hoạt động đối với từng tổ chức tín dụng và toàn bộ hệ thống Ngân
hàng theo các nội dụng tại Điều 1 Quy chế này.
2. Định kỳ (6 tháng hoặc 1 năm),
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước căn cứ kết quả giám sát từ xa, kết hợp với kết quả
thanh tra tại chỗ và kiểm toán (nếu có) để xếp loại theo Quy chế xếp loại tổ chức
tín dụng của Ngân hàng nhà nước.
3. Hàng tháng, Thanh tra Ngân
hàng Nhà nước thông báo kết quả giám sát từ xa, kèm theo lời nhận xét và kiến
nghị những vấn đề phải chấn chỉnh đến tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh phụ thuộc
của tổ chức tín dụng. Nếu phát hiện những vi phạm nghiêm trọng, Thanh tra Ngân
hàng Nhà nước cử cán bộ đến kiểm tra trực tiếp tại đơn vị được giám sát và yêu
cầu chấn chỉnh ngay.
Điều 4.
Phân công trách nhiệm giám sát từ xa ở 2 cấp Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với
các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam như sau:
1. Thanh tra
Ngân hàng nhà nước Trung ương giám sát toàn hệ thống, đối với: Ngân hàng quốc
doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Công ty tài chính
100% vốn nước ngoài, Công ty tài chính liên doanh, Công ty cho thuê tài chính;
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và các Quỹ tín dụng nhân dân khu vực.
2. Thanh tra
chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, giám sát đối với các tổ chức tín
dụng sau đây trên địa bàn: tổ chức tín dụng cổ phần, chi nhánh phụ thuộc của
Ngân hàng quốc doanh, các Công ty tài chính cổ phần, Chi nhánh của Công ty tài
chính nói tại khoản 1 Điều này, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở theo nội dung giám
sát do Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn.
Hàng quý, chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo kết quả giám sát về Ngân hàng Nhà nước Trung
ương (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước).
Việc phân công trách nhiệm giám
sát này, sẽ được điều chỉnh, nếu cần thiết.
Điều 5.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng có trách
nhiệm:
1. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc
việc gửi đúng kỳ hạn và đầy đủ các báo cáo, các chỉ tiêu thống kê theo chế độ
thông tin báo cáo của Ngân hàng Nhà nước.
2. Chỉ đạo việc xử lý nghiêm
túc, kịp thời các nhận xét, kiến nghị của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước trong
thông báo kết quả giám sát từ xa. Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản
nhận xét, tổ chức tín dụng phải có báo cáo kết quả khắc phục, xử lý vi phạm gửi
về Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Trung ương hoặc Thanh tra chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước, theo sự phân công tại Điều 4.
Điều 6.
Mọi vi phạm các quy định trong Quy chế này sẽ bị xử phạt
theo Nghị định 18/CP ngày 24/2/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Ngân hàng.
Điều 7.
Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước quyết định.