BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1165/QĐ-BNN-TCCB
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 05
năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI GIAI ĐOẠN 2011-2015”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày
03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP
ngày 10/9/2009 sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Xét đề nghị của Cục Quản lý Chất
lượng Nông lâm sản và Thủy sản tại Tờ trình số 558/TTr-QLCL-VP ngày 13/4/2012 về
phê duyệt Dự án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn
2011-2015”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ
Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn
2011-2015” (Dự án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn I, II và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lưu: VT, TCCB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuân Thu
|
DỰ ÁN
“TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI GIAI ĐOẠN 2011-2015”
(Kèm theo Quyết định số 1165/QĐ-BNN-TCCB
ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
Phần 1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết xây dựng Dự
án
Đề án tăng cường năng lực quản lý chất
lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 (viết tắt Đề án 809) nhằm nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn
thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản và muối đảm bảo nguồn thực phẩm đạt yêu cầu
về chất lượng, ATTP cho thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giữ vững uy tín
thương hiệu nông lâm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Để triển khai thực hiện Đề án 809 của
Chính phủ, ngày 04/7/2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường
năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015 tại
Quyết định số 1482/QĐ-BNN-QLCL (viết tắt Kế hoạch 1482).
Dự án tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn
2011-2015 là một phần của Kế hoạch 1482 được xây dựng nhằm
mục tiêu tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công
tác quản lý, kiểm soát chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản của các cơ quan quản
lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp trong Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở
trung ương, địa phương; đồng thời được triển khai thực hiện đồng bộ và thống nhất
cùng các hợp phần khác của Kế hoạch 1482 trong giai đoạn
2011-2015.
Bên cạnh đó, Dự án cũng hướng đến việc
tiếp tục hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát
ATTP (QC) của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản
trên phạm vi cả nước.
2. Cơ sở pháp lý xây dựng Dự
án
- Quyết định
809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường
năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối
giai đoạn 2011- 2015;
- Quyết định 1482/QĐ-BNN-QLCL ngày
04/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển
khai Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối
giai đoạn 2011-2015.
Phần 2.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
1. Hệ thống tổ chức về quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản
1.1. Ở trung ương
- Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản (NLS&TS) có 7 phòng tham mưu, 2 Cơ quan Quản lý Chất lượng
NLS&TS tại Trung bộ và Nam bộ, 6 Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản
vùng: thực hiện nhiệm vụ đầu mối quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản và
triển khai các nhiệm vụ cụ thể như: tổ chức, kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm
(ATTP) trong sản xuất kinh doanh thủy sản; kiểm tra, thanh tra chất lượng, ATTP
nông lâm sản theo kế hoạch và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nông lâm thủy
sản; điều tra truy xuất nguyên nhân và khắc phục sự cố về ATTP nông lâm thủy sản.
- Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Cục
Nuôi trồng thủy sản, Cục Khai thác và BVNL thủy sản có các phòng chức năng trực
thuộc, các Cơ quan đại diện tại miền Trung, miền Nam và một số đơn vị sự nghiệp
trực thuộc, Trung tâm khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định NTTS thực hiện các
nhiệm vụ kiểm định, khảo nghiệm, thử nghiệm chất lượng các đối tượng quản lý
(cây giống, con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón), quá trình chăn nuôi, trồng
trọt.
- Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật có
các phòng chức năng, Cơ quan đại diện tại miền Trung, Miền Nam; 7-9 Chi cục/Cơ
quan vùng trực thuộc, các Trạm Kiểm dịch biên giới và một số đơn vị sự nghiệp về
kiểm định thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vệ sinh dịch tễ.
- Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy
sản và Nghề muối có các phòng chức năng trực thuộc, cơ quan đại diện tại Tp.
HCM và Trung tâm kiểm định kỹ thuật, an toàn nông nghiệp.
1.2. Ở địa phương
- Triển khai Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BNN-BNV
ngày 05/6/2009 đến ngày 30/8/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi
cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản. Tính đến thời điểm hiện nay cả nước
có 57 tỉnh/ thành phố đã thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và
Thủy sản theo Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BNN-BNV
ngày 05/6/2009. 6/63 tỉnh/ thành phố còn lại có Phòng Quản
lý chất lượng nông lâm thủy sản và đang chuẩn bị nâng cấp thành Chi cục. Các
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tại địa phương là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Sở
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm
thủy sản và muối.
- Chi cục thú y, Chi cục bảo vệ thực
vật, Chi cục Thủy sản, các phòng Chăn nuôi, Trồng trọt tham gia kiểm soát chất
lượng, ATTP.
- Phòng NN&PTNT Huyện/Phòng Kinh
tế Quận được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước, Trạm thú y, Trạm BVTV cấp huyện phối
hợp triển khai các nhiệm vụ quản lý nhưng hầu như chưa có
lực lượng cán bộ chuyên trách về đảm bảo chất lượng, ATTP.
- UBND xã/phường được giao nhiệm vụ
quản lý nhà nước. Hiện có nhân viên thú y, nhân viên bảo vệ
thực vật kiêm nhiệm một số nhiệm vụ về chất lượng vật tư
nông nghiệp, chưa có cán bộ chuyên trách về công tác ATTP.
2. Nguồn nhân lực
2.1. Trung ương
Tổng số cán bộ làm công tác chất lượng,
ATTP nông lâm thủy sản tại các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT khoảng 960
người (Báo cáo giám sát số 225/BC-UBTVQH12 ngày 18/5/2009 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm), trong đó tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học
là 80%. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật
được quan tâm, do vậy hầu hết cán bộ nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động
trong công việc. Tuy nhiên, do số lượng cán bộ còn thiếu nên ở một số Cục
chuyên ngành, nhiệm vụ quản lý chất lượng, ATTP được giao lồng ghép cho các bộ
phận và cán bộ chuyên môn trong quá trình giao chức năng, nhiệm vụ và xây dựng
kế hoạch hoạt động.
2.2. Địa phương
a) Cấp Tỉnh:
Theo Báo cáo giám sát số
225/BC-UBTVQH12, nhân lực tham gia công tác quản lý chất lượng ATTP cấp tỉnh ước
khoảng 1.970 người (trung bình là 31,3 người/tỉnh), cấp huyện là 1.949 người
(trung bình là 3,0 người/huyện) và cấp xã là 11.516 người (trung bình là 1,05
người/xã).
Lực lượng chính triển khai công tác
chất lượng, ATTP là Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản với
bình quân 12-15 biên chế hành chính/chi cục; các Phòng Quản lý chất lượng nông
lâm thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT của địa phương còn lại với số lượng
biên chế 4-6 người. Chi cục BVTV (đối với thuốc BVTV, phân bón, sản xuất rau,
quả, chè an toàn), Chi cục Thú y (đối với thuốc thú y, kiểm
soát giết mổ, điều kiện vệ sinh thú y, thức ăn chăn nuôi). Một số cán bộ các cơ
quan địa phương đã được đào tạo kiến thức ATTP đáp ứng một phần năng lực thực
thi nhiệm vụ.
b) Cấp huyện:
Chưa có lực lượng cán bộ chuyên trách
về đảm bảo ATTP. Hiện tại, cán bộ BVTV, cán bộ thú y thường được giao nhiệm vụ
kiêm nhiệm về quản lý chất lượng, ATTP, trung bình 3 người/huyện.
c) Cấp xã:
Hiện không có cán bộ chuyên trách
ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp cấp xã. Nhiệm vụ này thường giao cho cán bộ
khuyến nông hoặc cán bộ phụ trách nông nghiệp kiêm nhiệm,
song không được phân công theo dõi chất lượng thuốc BVTV, một số xã cán bộ thú
y xã đảm nhận toàn bộ công tác có liên quan đến chăn nuôi thú y, trung bình
1,05 người/xã.
3. Một số kết quả đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Trong thời gian qua các đơn vị
trong Ngành Nông nghiệp đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, tập
huấn cho các cán bộ làm việc trong hệ thống từ Trung ương
đến địa phương về chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, kiểm nghiệm,
phân tích; phương pháp đánh giá đảm bảo ATTP, phương pháp lấy mẫu,
phương pháp phân tích mối nguy trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy
sản …
- Năm 2011, thực hiện chỉ đạo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy
sản đã chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức 05 Hội nghị phổ
biến Luật ATTP, lấy ý kiến góp ý các văn bản quan trọng và phổ biến các việc trọng
tâm cần triển khai về công tác chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
cho các Chi cục QLCL NLS&TS trên phạm vi cả nước; 13 lớp đào tạo/khóa tập
huấn cho gần 500 cán bộ cơ quan Cục và địa phương về triển khai các chương
trình giám sát quốc gia ATTP thủy sản, tập huấn kiểm tra nông lâm sản, đào tạo
VietGAP; lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu để kiểm tra dư
lượng phóng xạ, kiểm tra tạp chất trong tôm nguyên liệu ... In, phát đĩa các
các phóng sự về ATTP nông lâm thủy sản cho 63 Sở NN&PTNT để phục vụ công
tác tuyên truyền về ATTP tại địa phương.
4. Đánh giá chung
4.1. Ưu điểm:
- Về tổ chức: Nhìn chung, hệ thống tổ
chức đảm bảo chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản từ trung ương tới địa phương bước
đầu đã được kiện toàn. Trong giai đoạn tiếp theo cần tiếp tục củng cố hoàn thiện
đồng bộ hệ thống quản lý đến cấp huyện, xã; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các Cục thuộc Bộ và giữa trung ương với địa phương.
- Về cán bộ công chức chuyên trách: Đội
ngũ cán bộ chuyên trách quản lý, kiểm soát chất lượng, ATTP đang từng bước được
củng cố bổ sung.
- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản cho đội ngũ cán
bộ, nhân viên ở trung ương được chú trọng, cần tiếp tục được cập nhật các quy định
mới hoặc bồi dưỡng tập huấn chuyên sâu. Ở các cơ quan địa phương, bước đầu đã
có một số cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý
chất lượng, ATTP đáp ứng một phần năng lực thực thi nhiệm vụ.
4.2. Tồn tại, hạn chế:
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách quản
lý, kiểm soát chất lượng, ATTP còn mỏng, ở nhiều đơn vị chủ yếu là nhiệm vụ
kiêm nhiệm chưa đảm bảo nguồn lực để thực thi các nhiệm vụ quản lý chất lượng,
ATTP nông lâm thủy sản được giao.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản cho đội ngũ cán bộ,
nhân viên chuyên trách của địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan chưa bài bản,
tập trung, chuyên sâu; thiếu đào tạo và đào tạo nâng cao
chuyên môn, cập nhật phương thức quản lý tiên tiến; công tác đào tạo cán bộ quản
lý và kỹ thuật thiếu tính dài hạn và bài bản từ đó hạn chế trong việc sử dụng
hiệu quả nguồn nhân lực.
- Các quy định của pháp luật về chất
lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản mặc dù đã có thêm các công cụ truyền thống hỗ trợ nhưng trong thực tế được chuyển tải
hoặc chậm đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi
sản xuất, chế biến, vận chuyển, kinh doanh,..
4.3. Nguyên nhân:
- Hệ thống tổ chức tại địa phương
đang từng bước được củng cố kiện toàn, đội ngũ cán bộ thời gian qua chủ yếu
kiêm nhiệm hoặc mới được bố trí làm công tác quản lý, kiểm
soát chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản khi hình thành Chi
cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản nên chưa có kinh nghiệm, hiểu
biết chuyên môn nghiệp vụ còn rất hạn chế.
- Đối tượng thực thi, đối tượng bị điều
chỉnh bởi các chính sách, quy phạm pháp luật chuyên ngành là rất lớn nhưng thiếu
sự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, cập nhật phương thức quản lý tiên tiến,
cũng như nắm vững các quy phạm pháp luật;
- Cơ sở đào tạo công lập giảng dạy
theo giáo trình chậm được đổi mới, cập nhật, không có bộ phận chuyên ngành sâu,
không đủ thông tin và thông tin không kịp thời trong việc bồi dưỡng, tập huấn
chuyên ngành.
Với những phân tích, đánh giá nêu
trên, Dự án “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng
nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011 - 2015” là yêu cầu cấp thiết từ thực tế.
Phần 3.
MỤC TIÊU VÀ KẾ
HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011-2015
1. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát: Trang bị, cập nhật
đầy đủ và kịp thời kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP nông
lâm thủy sản và muối cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan
quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp trong Ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ở trung ương, địa phương và cán bộ làm công tác kiểm
soát chất lượng, ATTP của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy
sản.
- Hàng năm đào tạo, bồi dưỡng 430 giảng
viên/ tiểu giảng viên giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP
nông lâm thủy sản: 50 cho các Cục, Tổng cục chuyên ngành ở Trung ương, 380 cho
63 tỉnh/ thành phố.
Chỉ số cần đạt
cho cả giai đoạn 2011-2015:
Đào tạo, bồi dưỡng 8.800 lượt cán bộ
về chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản từ trung
ương đến địa phương.
+ Công chức, viên chức làm công tác
quản lý, kiểm soát chất lượng, ATTP cơ quan, đơn vị nhà nước (Công chức, viên
chức): 6.300 lượt;
√ Trung
ương: 1.000 lượt;
√ Địa phương: 5.300 lượt.
+ Cán bộ làm công tác kiểm soát ATTP
(QC) của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản: 2.500
lượt.
2. Nhiệm vụ
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo ở
trung ương, địa phương.
- Xây dựng chương trình, tài liệu đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý chất lượng,
ATTP nông lâm thủy sản và muối (các nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản
và muối); kiến thức pháp luật, thanh tra chuyên ngành theo 3 nhóm đối tượng cần đào tạo.
Tổ chức các khóa cập nhật, bổ túc, đào tạo lại, bồi
dưỡng nâng cao trình độ cho công chức quản lý, cán bộ chuyên môn
nghiệp vụ của các Cục, Tổng cục, đội ngũ tiểu giáo viên về các chính sách, qui định mới có liên quan của Việt Nam và quốc tế.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ ngắn ngày cho các đối tượng là cán bộ nhân viên làm công tác quản
lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản các cơ quan trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện,
cấp xã; cán bộ làm công tác kiểm soát, ATTP của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh nông lâm thủy sản.
3. Kế hoạch triển khai
3.1. Biên soạn
tài liệu giảng dạy:
a) Năm 2011-2012
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục chuyên ngành xây dựng các
modul tài liệu gồm:
- Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
cơ bản về quản lý chất lượng, ATTP.
- Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý chất lượng, ATTP trong lĩnh vực thủy sản (kiểm tra điều kiện sản xuất,
lấy mẫu, thẩm định, giám sát, truy xuất nguồn gốc...).
- Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý chất lượng, ATTP trong lĩnh vực nông lâm sản và muối (kiểm tra đánh
giá VietGAP trong trồng trọt, VietGAHP trong chăn nuôi, lấy mẫu, thẩm định,
giám sát,...).
- Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ kiểm nghiệm (hệ thống quản lý Phòng kiểm nghiệm theo ISO/IEC 17025, thống nhất
phương pháp phân tích/ quy trình phân tích chuẩn, đánh giá Phòng thí nghiệm chất
lượng nông lâm thủy sản).
- Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ thanh tra chuyên ngành chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản và muối.
b) Năm 2013
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chương
trình, tài liệu giảng dạy.
c) Năm 2014-2015 cập nhật bổ sung tài
liệu giảng dạy.
3.2. Kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng, tập huấn:
a) Đào tạo, bồi
dưỡng tiểu giảng viên.
- Đối tượng: cán bộ công chức của các cơ quan, đơn vị trung
ương, địa phương có trình độ từ đại học trở lên, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ
được giao của đơn vị và chuyên môn nghiệp vụ chất lượng ATTP, có khả năng giảng
dạy (biên soạn tài liệu, truyền đạt, thuyết trình) ở lĩnh vực được phân công,
có kinh nghiệm tổ chức triển khai các lớp bồi dưỡng, tập
huấn.
Đơn vị:
TOT
TT
|
Cơ
quan, đơn vị
|
Nhu
cầu giảng viên/ tiểu
giảng viên
|
Số
giảng viên/ tiểu giảng viên
được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1.1
|
Trung ương
|
50
|
50
|
50
|
50
|
|
|
a
|
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản
|
20
|
20
|
20
|
20
|
|
|
b
|
Cục Chăn nuôi
|
5
|
5
|
5
|
5
|
|
|
c
|
Cục Trồng trọt
|
5
|
5
|
5
|
5
|
|
|
d
|
Cục Thú y
|
5
|
5
|
5
|
5
|
|
|
đ
|
Cục Bảo vệ thực vật
|
5
|
5
|
5
|
5
|
|
|
e
|
Cục Chế biến Thương mại nông lâm sản
và nghề muối
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
|
g
|
Tổng cục Thủy sản
|
5
|
5
|
5
|
5
|
|
|
h
|
Tông cục Lâm nghiệp
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
|
1.2
|
Địa phương
|
380
|
380
|
380
|
380
|
|
|
a
|
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản: bình quân 3 người/ Chi cục
|
190
|
190
|
190
|
190
|
|
|
b
|
Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn: bình quân 3 người/ Sở
|
190
|
190
|
190
|
190
|
|
|
|
Cộng
|
430
|
430
|
430
|
430
|
-
|
-
|
- Yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng: Để
được cấp chứng nhận “giảng viên/ tiểu giảng viên” về chất lượng,
ATTP nông lâm thủy sản, học viên phải hoàn thành đầy đủ toàn bộ chương trình
đào tạo, bồi dưỡng (ít nhất 4/5 modul tài liệu) nêu trên theo lĩnh vực công
tác.
- Tổ chức các lớp
đào tạo, bồi dưỡng tiểu giáo viên tập trung theo khu vực tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh:
KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC CÁC LỚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TIỂU GIẢNG VIÊN
TT
|
Danh
mục lớp học
|
Số
học viên*/ lượt học viên
|
Thời
gian tổ chức lớp học/
học viên
|
+
(lượt)
|
2011
|
2012
|
2013
|
Quý
2
|
Quý
3
|
Quý
3
|
Quý
4
|
Quý
1
|
Quý
2
|
1
|
Lớp 1 (Tại Hà
Nội)
- Các Tổng cục, Cục
- Các chi cục QLCL NLS&TS và
Các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT (Cán bộ chuyên trách) các
tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc từ Thanh Hóa trở ra (26 tỉnh)
|
50
156
|
x
(206)
|
|
|
x
(206)
|
|
x
(206)
|
618
|
2
|
Lớp 2 (Tại Đà
Nẵng)
- Các Tổng cục, Cục
- Các chi cục QLCL NLS&TS và
Các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT (Cán bộ chuyên trách) các tỉnh vùng Bắc Trung
Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: từ Nghệ An đến Lâm Đồng (16 tỉnh)
|
50
96
|
x
(146)
|
|
|
x
(146)
|
|
x
(146)
|
438
|
3
|
Lớp 3 (Tại Thành phố Hồ Chí Minh)
- Các Tổng cục, Cục
- Các chi cục QLCL NLS&TS và
Các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long (Cán bộ chuyên trách) từ Tp Hồ Chí Minh đến Cà
Mau (21 tỉnh)
|
50
128
|
|
x
(178)
|
|
x
(178)
|
|
x
(178)
|
534
|
|
+
|
430*
|
352
|
178
|
|
530
|
530
|
|
1.590
|
Ghi chú*: 50 học viên của Tổng cục và
Các cục chuyên ngành tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng.
b) Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn
chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn (từ 3-5 ngày/ khóa) cho đội ngũ công chức, viên chức
và cán bộ làm công tác kiểm soát ATTP (QC) của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh nông lâm thủy sản.
Đơn vị:
lượt học viên
TT
|
Đối
tượng được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
|
Tổng
số học viên/ lượt học viên
|
Số
học viên/ lượt học viên được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1
|
Cán bộ quản lý, kiểm soát chất lượng, ATTP
|
6,300
|
700
|
1,200
|
1,600
|
1,600
|
1,200
|
1.1
|
Trung ương
|
1,000
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1.2
|
Địa phương
|
5,300
|
500
|
1,000
|
1,400
|
1,400
|
1,000
|
2
|
Cán bộ làm
công tác kiểm soát ATTP của các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh nông lâm thủy sản
|
2,500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
|
Tổng cộng
|
8,800
|
1,200
|
1,700
|
2,000
|
2,000
|
1,600
|
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành xây dựng
chương trình, kế hoạch các lớp bồi dưỡng, tập huấn và tổ chức triển khai thực
hiện.
3.4. Cấp chứng chỉ,
chứng nhận
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan cấp chứng chỉ,
chứng nhận về các nội dung tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
3.5. Kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí dự kiến từ Ngân sách
Nhà nước thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn 2012 đến 2015
là: 17,367,500,000 VNĐ (Mười bảy tỷ ba trăm sáu mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng).
- Kinh phí từ Ngân sách Nhà nước năm
2012 là: 1.000.000.000đ (Một tỷ đồng).
- Kinh phí các năm tiếp theo tùy thuộc
vào việc đánh giá kết quả đào tạo của năm trước và nguồn kinh phí ngân sách
hàng năm.
DỰ
TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Đơn vị:
nghìn đồng
TT
|
Nội
dung
|
Kinh
phí dự kiến
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
1
|
Kinh phí khảo sát, đánh giá nhu cầu
đào tạo ở trung ương, địa phương
|
|
|
|
|
2
|
Kinh phí xây dựng, thẩm định tài liệu
giảng dạy, in ấn, phát hành
|
3
|
Kinh phí mở lớp đào tạo, BD
|
3.1
|
Tiểu giảng viên (15 ngày/ khóa học x
số học viên x 500,000đ)
|
3.2
|
Cán bộ chuyên trách cơ quan, đơn vị
nhà nước và cơ sở SXKD (5 ngày/ khóa học x số học viên x
500,000đ)
|
4
|
Kinh phí tổ chức sơ kết, tổng kết
|
|
Tổng kinh phí
|
1,000,000
|
7,447,500
|
4,570,000
|
4,350,000
|
Ghi chú: Kinh phí đi lại của học
viên do cơ quan, đơn vị cử học viên đi học chi trả.
- Nguồn kinh phí:
+ Từ Ngân sách Nhà nước là 77% tổng
kinh phí.
+ Các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh
phí đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ kỹ thuật làm công tác quản lý chất lượng của
các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, lực lượng kiểm soát xã hội hóa
(Phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận bên thứ 3) là 23% tổng kinh phí.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Thành lập Ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo Dự án tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối
giai đoạn 2011-2015 bao gồm:
+ 01 Trưởng ban: 01 Lãnh đạo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ 02 Phó Trưởng ban: 01 Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ; 01 Lãnh đạo Cục Quản
lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản;
+ Các Ủy viên:
Lãnh đạo các Vụ: Kế hoạch, Vụ Tài chính, Lãnh đạo các đơn vị liên quan khác thuộc
Bộ và 01 chuyên viên theo dõi đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, Vụ Tổ chức
cán bộ.
4.2. Ở Trung ương
a) Cục Quản lý Chất
lượng Nông lâm sản và Thủy sản
- Chủ trì, phối hợp với các Tổng cục,
Cục chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng, định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên
quan tổ chức biên soạn, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thẩm định, phê duyệt tài liệu giảng dạy nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về chất lượng, ATTP nông, lâm thủy sản.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
và quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản.
- Cử cán bộ tham gia giảng dạy, đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ tiểu giảng viên cho 63 địa phương và cơ quan, đơn vị liên
quan.
- Chỉ đạo các Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ, Nam bộ; các Trung tâm Chất
lượng nông lâm thủy sản vùng 1-6 tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
b) Vụ Tổ chức cán
bộ
- Chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi việc triển
khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
- Chủ trì thẩm định giáo trình, tài
liệu; nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
- Phối hợp với Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch
bố trí kinh phí hàng năm;
c) Thanh tra Bộ
- Chủ trì, phối hợp Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản biên soạn trình Bộ
phê duyệt tài liệu, giáo trình giảng dạy nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành chất
lượng, ATTP nông, lâm thủy sản; phối hợp giảng dạy nghiệp vụ thanh tra chuyên
ngành.
d) Các Tổng cục/
Cục quản lý chuyên ngành (Lâm nghiệp, Thủy sản, Trồng
trọt, Chăn nuôi, Bảo vệ thực vật, Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối, Thú y):
Phối hợp Cục Quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản biên soạn trình Bộ phê duyệt tài liệu, giáo trình giảng dạy
nghiệp vụ chuyên ngành liên quan trực tiếp đến chất lượng, ATTP nông, lâm thủy
sản (vật tư cho nuôi trồng, chăn nuôi, trồng trọt, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật, hoặc sản phẩm nông lâm thủy sản...); phối hợp giảng dạy
nghiệp vụ và cấp chứng nhận, chứng chỉ nghiệp vụ chuyên ngành.
đ) Vụ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường
- Tổ chức thẩm định giáo trình, tài
liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất
lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản.
e) Vụ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch cân đối kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
tổng thể và hàng năm; thẩm định phê duyệt dự toán chi tiết; tổng hợp dự toán
hàng năm.
g) Vụ Kế hoạch
- Phối hợp Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính thẩm định, bố trí kinh phí.
h) Trường Cán bộ
quản lý Nông nghiệp và PTNT I, II
- Phối hợp Cục
Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trong việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại khu vực Hà Nội, Đà Nẵng,
Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
- Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản tổng hợp, đánh giá về những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình thực hiện thực tế để đề xuất giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
4.3. Ở địa phương
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chỉ đạo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản cho đội ngũ cán bộ
nhân viên làm công tác chất lượng, ATTP của cấp tỉnh, huyện, xã.
- Phối hợp Cục
Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trong việc tổ chức các lớp đào tạo,
bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ nhân viên.
- Tổng hợp báo cáo kết quả đào tạo, bồi
dưỡng hàng năm./.