Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1114/QĐ-UBND năm 2017 điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1114/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/04/2017
Ngày có hiệu lực 12/04/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1114/QĐ-UBND

An Giang, ngày 12 tháng 04 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TỊNH BIÊN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 62/TTr-SKHĐT, ngày 05/4/2017 về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tịnh Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tịnh Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tịnh Biên đến năm 2025, định hướng đến 2030 phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, của tỉnh An Giang;

Phát triển kinh tế - xã hội Tịnh Biên đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh, với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển Tịnh Biên thành thị xã có nền kinh tế phát triển năng động với cơ cấu kinh tế hợp lý, lấy phát triển thương mại - du lịch làm động lực cho sự phát triển; ngoài ra, chú trọng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Bên cạnh đó, nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện và còn nhiều tiềm năng phát triển, ít nhất là trong 5-10 năm tới.

Xây dựng Tịnh Biên thành vùng động lực, đầu mối giao thương của khu vực biên giới Tây Nam của tỉnh An Giang nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng dẫn đến tăng trưởng xanh; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; thường xuyên ứng dụng trình độ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Phát triển kinh tế phải gắn với quốc phòng, an ninh. Vận dụng tối đa cơ chế chính sách nhằm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, thế mạnh của địa phương để phát triển và hạn chế tác động tiêu cực.

Gắn phát triển kinh tế với phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế phải đi đôi với vấn đề duy trì đời sống văn hóa tinh thần, cũng như xây dựng kỷ cương và văn minh đô thị.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu

Lấy dịch vụ, thương mại và du lịch là khâu đột phá để tác động thúc đẩy và là nguồn lực quyết định phát triển nền kinh tế, trong đó kinh tế biên giới và khu du lịch Núi Cấm là điểm nhấn.

Tập trung huy động các nguồn lực, khai thác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Đô thị hóa phát triển theo trục, lấy đô thị Tịnh Biên là đô thị trung tâm tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho tất cả các vùng ven (trọng tâm là trục Quốc lộ 91, tỉnh lộ 948,…).

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Tiếp tục cải cách hành chính, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu

- Giá trị sản xuất (GO) của ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản:

+ Theo giá hiện hành: năm 2020 đạt 4.044 tỷ đồng; năm 2025 đạt 6.110 tỷ đồng và năm 2030 đạt 9.150 tỷ đồng.

+ Theo giá so sánh 2010: năm 2020 đạt 2.953 tỷ đồng; năm 2025 đạt 3.990 tỷ đồng và năm 2030 đạt 5.530 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất (GO) của ngành Công nghiệp – Xây dựng:

+ Theo giá hiện hành: năm 2020 đạt 2.637 tỷ đồng; năm 2025 đạt 5.120 tỷ đồng và năm 2030 đạt 10.310 tỷ đồng.

[...]