Quyết định 1234/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Số hiệu 1234/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/04/2017
Ngày có hiệu lực 24/04/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1234/QĐ-UBND

An Giang, ngày 24 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TRI TÔN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 71/TTr-SKHĐT, ngày 17/4/2017 về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tri Tôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

Xuất phát từ một nền kinh tế nhỏ, Tri Tôn phải khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tận dụng mọi lợi thế so sánh của huyện, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững - chất lượng theo hướng Dịch vụ - Nông nghiệp - Công nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đặc biệt là các sản phẩm mang tính lợi thế của huyện.

Tri Tôn đặc biệt quan tâm nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đẩy nhanh phát triển kinh tế phải gắn với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đi đôi với bảo vệ tài nguyên - môi trường, an toàn vệ sinh lương thực - thực phẩm để phát triển bền vững; Đồng thời đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội tham gia chia sẻ thành quả phát triển.

Tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng vùng biên giới, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ làm tiền đề cho tất cả các ngành nghề khác phát triển, tăng nhanh tốc độ giao lưu và thu hút đầu tư. Tri Tôn cần đẩy nhanh phát triển thương mại với nước bạn Campuchia và các loại hình du lịch dựa trên lợi thế biên giới, địa hình rừng - núi - kênh rạch, di tích lịch sử, văn hóa lễ hội, sản phẩm truyền thống,…..

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện chính sách an sinh xã hội; ưu tiên cao độ cho việc giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm, đẩy mạnh hơn nữa công tác xoá đói giảm nghèo, trong đó đặc biệt chú ý đến các vùng núi và các vùng đồng bào dân tộc ít người. Hoàn thiện cơ chế sử dụng nhân tài đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học - kỹ thuật.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu:

Tiếp tục phát huy lợi thế phát triển sản xuất kinh doanh sẳn có và lợi thế của huyện làm tăng nhanh mức thu nhập của người dân thật sự bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển, phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy dân chủ, nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt quan hệ đối ngoại, duy trì hòa bình, ổn định khu vực biên giới với Campuchia.

Chú trọng phát triển các lợi thế tự nhiên vùng núi và đồng bằng phù hợp để kết hợp khai thác du lịch sinh thái với nông nghiệp. Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo nền tảng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp - xây dựng. Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, phát triển toàn diện, bền vững, có năng suất, chất lượng cao và tăng sức cạnh tranh, nhất là các sản phẩm mang tính lợi thế của huyện (lúa Nàng Nhen, mè đen, đậu phộng, kiệu, các loại nấm, cây dược liệu, chăn nuôi bò, heo thịt, heo đặc sản, sản phẩm gỗ các loại,... ).

Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc; Không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, giảm mạnh các tệ nạn xã hội. Các chỉ tiêu xã hội và môi trường phấn đấu đạt bằng mức bình quân chung của tỉnh qua từng giai đoạn.

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Giá trị sản xuất (GO) của ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản:

+ Theo giá hiện hành: năm 2020 đạt 9.357 tỷ đồng; năm 2025 đạt 14.728 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 21.997 tỷ đồng.

+ Theo giá so sánh 2010: năm 2020 đạt 6.831 tỷ đồng; năm 2025 đạt 10.898 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 16.179 tỷ đồng

- Giá trị sản xuất (GO) của ngành Công nghiệp - Xây dựng:

+ Theo giá hiện hành: năm 2020 đạt 3.639 tỷ đồng; năm 2025 đạt 7.553 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 15.712 tỷ đồng

+ Theo giá so sánh 2010: năm 2020 đạt 2.552 tỷ đồng; năm 2025 đạt 5.000 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 9.600 tỷ đồng.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá tiêu dùng xã hội đến năm 2020 đạt 3.812 tỷ đồng, đến năm 2025 đạt 5.718 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt 8.577 tỷ đồng.

- Đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 130-150 triệu đồng/ha, đến năm 2025 là 150-180 triệu đồng/ha và đến năm 2030 trên 200 triệu đồng/ha.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ