Quyết định 1111/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020

Số hiệu 1111/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/10/2011
Ngày có hiệu lực 19/10/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Văn Hùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1111/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 19 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011- 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Bộ Luật Lao đng năm 1994;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Giáo dục (năm 2009);

Căn cứ Luật Dạy nghề năm 2006;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngay 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thphát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Thông báo s 45/TB-HĐND, ngày 06 tháng 10 nám 2011 của Thưng trực Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Kết lun của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại cuộc họp giao ban ngày 06 tháng 10 năm 2011;

Xét Tờ trình s 583/TTr-SKHĐT, ngày 21 tháng 4 năm 2011 và Công văn số 1733/SKHĐT-TH, ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2020;

Xét đề nghị của Hi đồng thẩm định Quy hoạch phát triển nhân lực tnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020 tại Báo cáo thm định số 03/BCTĐ-HĐTĐ, ngày 16 tháng 5 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây;

I. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển nhân lực yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định sự phát triển của tỉnh Kon Tum. Phát triển nhân lực là một trong những động lực quan trọng đthúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và bền vững, xã hội phát triển hài hòa; đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch tng thphát triển kinh tế - xã hội tính đến năm 2020.

- Phát triển nhân lực nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đng thời phát huy vai trò của xã hội trong việc phát triển nhân lực thông qua quy hoạch, quản lý và thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, hợp tác trong và ngoài nước.

- Phát triển nhân lực có chất lượng trên cơ sở xác định mục tiêu, slượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, hình thc đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh vực, địa phương, từng bước theo kịp trình độ khu vực và cnước. Phát triển nhân lực phải gắn liền với btrí, sử dụng nhân lực hiệu quả.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhân lực bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất, nhân ch, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có tính chđộng, sáng tạo phục vụ yêu cu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phấn đấu từng bước trở thành một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực cht lượng trong một số lĩnh vực, ngành nghề cho khu vực Tam giác phát triển của ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đảm bảo đủ nhân lực đáp ng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, có 45% lao động qua đào tạo, 33% lao động qua đào tạo nghề.

- Phấn đấu tăng số người xuất khẩu tao động giai đoạn 2011-2015 đạt 1.250 người, trong đó có 30% lao động qua đào tạo,

[...]