Quyết định 102/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2025

Số hiệu 102/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/03/2012
Ngày có hiệu lực 05/03/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Hồ Quốc Dũng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 05 tháng 03 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 06/TTr-SCT ngày 03/02/2012;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Định giai đoạn năm 2011-2020 và định hướng đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm:

- Phát triển thương mại phải phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể; bám sát Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh, Quy hoạch phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn năm 2011-2020, định hướng đến 2030 nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong việc đảm bảo phát triển thương mại nhanh, bền vững; đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ, phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển thương mại phải đáp ứng được mục tiêu phát triển thương mại nông thôn ngày càng vững mạnh, đảm bảo thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia của Chính phủ về phát triển thương mại nông thôn. Bên cạnh đó phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu với phát triển thị trường trong tỉnh; nâng cao vai trò cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và quản lý...

- Phát triển thương mại gắn kết với đầu tư sản xuất theo lộ trình cam kết quốc tế, đồng thời chủ động đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và người tiêu dùng trong cả nước. Phát triển thương mại phải gắn liền với phát triển du lịch và dịch vụ, bảo vệ môi trường sinh thái, đưa thương mại - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có tốc độ phát triển nhanh hơn tốc độ tăng của GDP.

2. Mục tiêu:

a. Mục tiêu chung:

Xây dựng và phát triển mạnh thương mại theo hướng hiện đại dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Trên cơ sở đó, nâng cao vai trò của ngành thương mại trong việc gia tăng giá trị đóng góp vào GDP của tỉnh; thu hút lao động xã hội, tạo việc làm mới; kết nối sản xuất với tiêu dùng, điều khiển và dẫn dắt sản xuất định hướng theo nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

b. Mục tiêu cụ thể:

- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 22%/năm trong giai đoạn 2011-2015; khoảng 21%/năm trong giai đoạn 2016-2020.

- Giá trị tăng thêm của ngành thương mại chiếm tỷ trọng khoảng 8,5% trong GDP vào năm 2015 và 9,5 % trong GDP vào năm 2020.

- Tỷ trọng thương mại hiện đại khoảng 20% trong giai đoạn 2011-2015 và 30% trong giai đoạn 2016-2020.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 750 triệu USD vào năm 2015 và khoảng 1.400 triệu USD vào năm 2020.

a. Định hướng phát triển:

- Phát triển mạng lưới chợ: Đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 224 chợ được đầu tư xây dựng, trong đó chủ yếu là chợ hạng II và hạng III.

- Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại: Đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 66 trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư xây dựng, trong đó chủ yếu là siêu thị hạng II và hạng III.

- Phát triển Trung tâm Hội chợ triển lãm: Đến năm 2020 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm Hội chợ triển lãm đạt quy mô cấp vùng với diện tích mặt bằng từ 03 - 05 ha tại thành phố Quy Nhơn.

- Phát triển Tổng kho thương mại và Trung tâm dịch vụ logistics: Đến năm 2020 đầu tư xây dựng một số Tổng kho thương mại và Trung tâm dịch vụ logistics với quy mô lớn, có trang thiết bị hiện đại, xếp dỡ bằng cơ giới hóa, tự động và bán tự động tại các địa điểm thuận lợi, phù hợp với quá trình giao nhận, trung chuyển hàng hóa với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu, gia công chế biến sản phẩm cho các nhà máy công nghiệp và phân phối hàng hóa cho các trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh.

- Phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu: Đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 297 cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy hoạch được duyệt.

b. Quy hoạch phát triển thương mại theo địa bàn:

- Mạng lưới chợ: Hiện có 24 chợ, đến năm 2020 có khoảng 37 chợ.

[...]