NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
101/1999/QĐ-NHNN13
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 3 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 101/1999/QĐ-NHNN13 NGÀY
26 THÁNG 3 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các tổ chức tín dụng số
02/1997/QH10 ngày 12/ 12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý
ngoại hối;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tổ chức và
hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng".
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ
ngày ký. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 203/QĐ/NH13 ngày 20/9/1994 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng.
Điều 3.
Chánh văn phòng, Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước,
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng thành viên Thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26 tháng 3 năm 1999
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
I- QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
Mục đích tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng
1.- Thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng (sau đây gọi tắt là Thị trường) do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, giám
sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa
các tổ chức tín dụng là thành viên Thị trường.
2. - Ngân hàng Nhà nước tham gia
Thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp
khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
Điều 2.
Điều kiện tham gia Thị trường
Các điều kiện để được tham gia
Thị trường đối với các tổ chức tín dụng bao gồm:
1- Có giấy phép hoạt động ngoại
hối.
2- Có quá trình kinh doanh ngoại
tệ tốt, không vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành.
3- Có hệ thống máy móc, thiết bị
đảm bảo nối mạng thông suốt, an toàn trong giao dịch với các thành viên Thị trường
khác và với Ngân hàng Nhà nước.
4- Có đội ngũ cán bộ được đào tạo
và thông thạo nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
Điều 3.
Thủ tục gia nhập Thị trường
1- Các tổ chức tín dụng phải làm
đơn xin gia nhập Thị trường (theo mẫu biểu tại Phụ lục 1 đính kèm ) gửi Ngân
hàng Nhà nước ( Sở Giao dịch ).
2- Sau 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin gia nhập Thị trường của tổ chức tín dụng, nếu
được chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận thành viên, mã số
(CODE) giao dịch cho tổ chức tín dụng cũng như mã số ( CODE ) giao dịch và danh
sách các giao dịch viên của các tổ chức tín dụng thành viên khác. Trường hợp
không được chấp thuận., Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức
tín dụng đó biết lý do không được chấp thuận.
Điều 4.
Quyền lợi và trách nhiệm của thành viên
1- Các thành viên tham gia Thị
trường, được quyền mua, bán ngoại tệ qua Thị trường theo các quy định hiện hành
của Ngân hàng Nhà nước.
2- Các thành viên có trách nhiệm
chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường, Nội quy
giao dịch và các quy định khác khi tiến hành giao dịch trên Thị trường.
3- Các thành viên có trách nhiệm
gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch):
a) Văn bản chính thức phân công
những người có trách nhiệm điều khiển các hoạt động của "phòng giao dịch
thị trường" của tổ chức tín dụng.
b) Quy chế giao dịch hối đoái của
tổ chức tín dụng.
c) Danh sách giao dịch viên và hạn
mức giao dịch cho từng giao dịch viên.
d) Số hoặc code của các phương
tiện sẽ dùng trong giao dịch (Telex, điện thoại, hệ thống dealing).
e) Những văn bản hướng dẫn liên
quan đến việc tham gia Thị trường của tổ chức tín dụng.
f) Chịu trách nhiệm về khả năng
chuyên môn của các giao dịch viên và chấp hành chế độ báo cáo tình hình giao dịch
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
II. NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5.
Đồng tiền được sử dụng trong giao dịch
1- Các giao dịch trên Thị trường
được phép tiến hành giữa ngoại tệ với Đồng Việt nam hoặc giữa ngoại tệ với ngoại
tệ được Ngân hàng Nhà nước cho phép giao dịch trên Thị trường trong từng thời kỳ.
2. Căn cứ tình hình thực tế, Tổng
giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng thành viên Thị trường được phép qui định
các loại ngoại tệ thuộc đối tượng kinh doanh của đơn vị mình trong khuôn khổ
các ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Điều 6.
Thời gian giao dịch
Thị trường hoạt động vào tất cả
các ngày làm việc trong tuần trừ ngày lễ theo biểu thời gian sau :
+ Sáng từ 8 giờ đến 11 giờ
+ Chiều từ 13 giờ 30 đến 15 giờ
30.
Điều 7.
Lượng ngoại tệ giao dịch
Số lượng ngoại tệ của mỗi lần
giao dịch tối thiểu là 50.000 Đô la Mỹ hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị
tương đương.
Điều 8.
Các loại hình giao dịch
Các tổ chức tín dụng là thành
viên Thị trường được phép tiến hành các giao dịch giao ngay (SPOT), có kỳ hạn
(Forward), hoán đổi (Swap) và các loại hình giao dịch khác theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
Điều 9.
Tỷ giá giao dịch tại thị trường
1. Tỷ giá giao dịch giữa USD và
VNĐ trên Thị trường giữa các thành viên được thỏa thuận trên cơ sở cung cầu về
ngoại tệ, trong phạm vi quy định về tỷ giá và biên độ giao dịch của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước.
2. Đối với
các giao dịch giữa các ngoại tệ chuyển đổi khác (không phải là USD) với VNĐ,
các thành viên được phép tính chéo trên cơ sở tỷ giá USD với VNĐ (như quy định
tại Điều 9 khoản 1) và tỷ giá USD với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế
tại ngày giao dịch.
3. Tỷ giá giao dịch giữa các ngoại
tệ với nhau do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng thành viên tự quyết
định trên cơ sở tỷ giá thị trường quốc tế tại ngày giao dịch.
Điều 10.
Phương tiện giao dịch
Giao dịch giữa các thành viên của
Thị trường được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch tiền Đồng (VDS) của Hãng
Telerate, Dealing 2000 của Reuters, bằng telex, hay mạng SWIFT.
Điều 11.
Nguyên tắc giao dịch
1. Chỉ những giao dịch viên đã
được tổ chức tín dụng đăng ký trong đơn xin gia nhập Thị trường mới được phép
giao dịch. Trường hợp tổ chức tín dụng thành viên thay đổi giao dịch viên phải
báo cho Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) biết bằng văn bản.
2. Các giao dịch trên các phương
tiện giao dịch được coi là cam kết không được phép thay đổi.
3. Sau khi cam kết bằng các
phương tiện giao dịch, trước 4 giờ chiều cùng ngày các bên mua bán phải xác nhận
lại với nhau bằng một trong các phương tiện thông tin sau : Telex, fax hoặc qua
mạng SWIFT ( theo mẫu tại Phụ lục 2 đính kèm ). Nếu mua/ bán với Ngân hàng Nhà
nước, xác nhận trên được gửi đến Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp
xác nhận bằng fax, bản gốc phải được gửi đi bằng đường bưu điện cùng ngày.
Điều 12.
Trình tự giao dịch
1. Các thành viên Thị trường phải
chào đồng thời cả tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra kèm theo số lượng ngoại tệ và
phải thực hiện việc mua, bán theo giá đã chào.
2. Sau khi việc mua/bán đã được
thống nhất, hai bên gửi cho nhau phiếu xác nhận giao dịch (theo mẫu tại Phụ lục
2).
3. Việc thanh toán giữa các bên
được thực hiện bằng chuyển khoản qua các tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước, các
tổ chức tín dụng hoặc tại các ngân hàng ở nước ngoài.
Điều 13.
Thời hạn thanh toán
1. Đối với
những giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay (SPOT) thời hạn thanh toán là 2
ngày làm việc sau ngày giao dịch (không tính ngày nghỉ lễ, ngày chủ nhật). Trường
hợp thanh toán qua các tài khoản mở tại ngân hàng ở nước ngoài thì ngày thứ bẩy
không tính là ngày làm việc.
2. Đối với những giao dịch mua,
bán ngoại tệ có kỳ hạn (FORWARD) thời hạn thanh toán là thời hạn do 2 bên thoả
thuận được ghi trong hợp đồng. Nếu ngày giá trị thanh toán cho nghiệp vụ này
trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì ngày thanh toán được lùi sang ngày giao dịch
tiếp theo.
3. Việc mua, bán ngoại tệ giao
ngay hoặc có kỳ hạn đều phải được thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn cam kết. Trường
hợp thanh toán chậm phải chịu phạt:
a) Nếu bằng ngoại tệ, mức phạt bằng
150% lãi suất LIBOR một tuần của đồng tiền thanh toán tính trên số ngày và số
tiền chậm trả.
b) Nếu bằng Đồng Việt Nam, mức
phạt bằng 150% lãi suất cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước tính trên số
ngày và số tiền chậm trả.
III. TỔ CHỨC,
GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH
Điều 14.
Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giao dịch
Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng
Nhà nước là người điều hành trực tiếp Thị trường và chịu trách nhiệm trước Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về các mặt:
1. Tổ chức thực hiện Quy chế và
Nội quy giao dịch của Thị trường.
2. Trên cơ sở tỷ giá Ngân hàng
Nhà nước công bố quy định tỷ giá mua, bán của Ngân hàng Nhà nước với các thành
viên.
3. Quyết định lượng mua, bán ngoại
tệ trong hạn mức do Thống đốc uỷ quyền.
4. Tổng hợp báo cáo Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động của Thị trường.
5. Tập hợp ý kiến của các thành
viên, dự thảo trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước những nội dung cần bổ sung, sửa
đổi về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường.
IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH