Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối
Số hiệu | 63/1998/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 17/08/1998 |
Ngày có hiệu lực | 01/09/1998 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/1998/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 1998 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 63/1998/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 1998 VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
CHÍNH PHỦ
Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, từng bước thực hiện khả năng
chuyển đổi của đồng Việt Nam trong các hoạt động ngoại hối và hoàn thiện hệ thống
quản lý ngoại hối của Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về ngoại hối và quản lý hoạt động ngoại hối của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài, của tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mọi hoạt động ngoại hối của tổ chức, cá nhân phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Ngoại hối chỉ được lưu hành qua hệ thống ngân hàng, tổ chức và cá nhân được phép hoạt động ngoại hối.
3. Hoạt động ngoại hối tại khu vực biên giới, khu chế xuất được thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quản lý nhà nước về ngoại hối
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối;
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối;
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam không cấm, các bên tham gia hoạt động ngoại hối với nước ngoài có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế hoặc pháp luật nước ngoài, nếu không gây ra hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a)Tiền nước ngoài như: tiền giấy, tiền kim loại;
b) Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài như: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công cụ thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung Châu Âu, các đồng tiền chung khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực;
đ) Vàng tiêu chuẩn quốc tế;
e) Đồng tiền đang lưu hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng làm công cụ trong thanh toán quốc tế.
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/1998/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 1998 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 63/1998/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 1998 VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
CHÍNH PHỦ
Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, từng bước thực hiện khả năng
chuyển đổi của đồng Việt Nam trong các hoạt động ngoại hối và hoàn thiện hệ thống
quản lý ngoại hối của Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về ngoại hối và quản lý hoạt động ngoại hối của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài, của tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mọi hoạt động ngoại hối của tổ chức, cá nhân phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Ngoại hối chỉ được lưu hành qua hệ thống ngân hàng, tổ chức và cá nhân được phép hoạt động ngoại hối.
3. Hoạt động ngoại hối tại khu vực biên giới, khu chế xuất được thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quản lý nhà nước về ngoại hối
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối;
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối;
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam không cấm, các bên tham gia hoạt động ngoại hối với nước ngoài có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế hoặc pháp luật nước ngoài, nếu không gây ra hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a)Tiền nước ngoài như: tiền giấy, tiền kim loại;
b) Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài như: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công cụ thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung Châu Âu, các đồng tiền chung khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực;
đ) Vàng tiêu chuẩn quốc tế;
e) Đồng tiền đang lưu hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng làm công cụ trong thanh toán quốc tế.
2. Người cư trú là tổ chức hoặc cá nhân, bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kinh tế Việt Nam);
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên danh với nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có vốn nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
c) Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng ở Việt Nam);
d) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
đ) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài; công dân Việt Nam làm việc trong các tổ chức này và những cá nhân đi theo họ;
e) Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế Việt Nam, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hoạt động tại nước ngoài;
g) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng;
h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên;
i) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn).
3. Người không cư trú là tổ chức hoặc cá nhân, bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế nước ngoài được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;
b) Tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;
c) Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài;
d) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của nước ngoài hoạt động tại nước ngoài;
đ) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện các tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện các tổ chức phi chính phủ, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; người nước ngoài làm việc trong các tổ chức này và những cá nhân đi theo họ;
e) Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ;
g) Người nước ngoài cư trú tại nước ngoài; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn dưới 12 tháng;
h) Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn từ 12 tháng trở lên;
i) Người nước ngoài đến du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng tại Việt Nam (không kể thời hạn).
Trong trường hợp chưa xác định được tổ chức hoặc cá nhân là Người cư trú hoặc Người không cư trú thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
5. Tỷ giá hối đoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
6. Ngoại tệ là đồng tiền của một quốc gia khác hoặc đồng tiền chung.
9. Ngân hàng được phép là ngân hàng ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngoại hối.
12. Thanh toán vãng lai là việc thực hiện thu - chi các giao dịch vãng lai.
14. Chuyển vốn là việc thực hiện chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài cho các giao dịch vốn.
16. Đầu tư vào các giấy tờ có giá là việc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ thị trường tiền tệ và các công cụ tài chính tương lai được phát hành tại Việt Nam hay Người cư trú đầu tư vào giấy tờ có giá được phát hành ở nước ngoài.
MỞ TÀI KHOẢN, SỬ DỤNG NGOẠI TỆ CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ VÀ NGƯỜI KHÔNG CƯ TRÚ
Điều 5. Mở tài khoản ngoại tệ ở trong nước và sử dụng ngoại tệ trên tài khoản của Người cư trú
a) Thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài;
b) Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở trong nước được phép thu ngoại tệ;
c) Trả nợ tiền vay ở trong nước bằng ngoại tệ và trả nợ vay nước ngoài;
d) Bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối;
đ) Đầu tư vào các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư vào chứng khoán và các giấy tờ có giá khác;
e) Chuyển đổi ra các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài theo quy định của pháp luật;
g) Góp vốn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc các dự án khác theo quy định của pháp luật;
h) Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác của pháp luật;
i) Chuyển ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam;
k) Rút ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản để chi cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài; trả lương, thưởng và phụ cấp cho Người cư trú và Người không cư trú là người nước ngoài làm việc cho tổ chức đó.
a) Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở nước ngoài theo các quy định của pháp luật;
b) Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở trong nước được phép thu ngoại tệ;
c) Chuyển ra nước ngoài cho các mục đích được quy định tại Điều 14 của Nghị định này;
d) Bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối;
đ) Rút ngoại tệ tiền mặt cho các mục đích theo quy định của pháp luật;
e) Đầu tư vào các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư vào chứng khoán và các giấy tờ có giá khác;
g) Chuyển đổi ra các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài theo quy định của pháp luật;
h) Cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật;
i) Người cư trú là cá nhân người nước ngoài được phép chuyển ra nước ngoài số ngoại tệ có trên tài khoản ngoại tệ của mình theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Điều 6. Mở tài khoản ngoại tệ ở trong nước và sử dụng ngoại tệ trên tài khoản của Người không cư trú
Người không cư trú có ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam qua ngân hàng hoặc mang theo người khi nhập cảnh vào Việt Nam có xác nhận Hải quan cửa khẩu và các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp khác tại Việt Nam được mở và duy trì tài khoản ngoại tệ (sau đây gọi là tài khoản ngoại tệ của Người không cư trú) tại các ngân hàng được phép và được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản vào các mục đích sau đây:
1. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở nước ngoài;
2. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở trong nước được phép thu ngoại tệ;
3. Bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối;
4. Chuyển đổi ra các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài theo quy định của pháp luật;
5. Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài;
6. Rút ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản để chi cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài, trả lương, thưởng và phụ cấp cho Người cư trú và Người không cư trú là người nước ngoài làm việc cho tổ chức Người không cư trú;
7. Rút ngoại tệ tiền mặt cho các mục đích khác theo quy định của pháp luật;
8. Chuyển sang tài khoản ngoại tệ của Người không cư trú khác;
9. Cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật .
Điều 7. Quyền sử dụng ngoại tệ của cá nhân
Trên lãnh thổ Việt Nam, Người cư trú hoặc Người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ được quyền cất giữ, mang theo người, được gửi tại ngân hàng và sử dụng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 và Điều 6 của Nghị định này hoặc bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và bàn đổi ngoại tệ trên cơ sở tự nguyện.
Điều 8. Mở tài khoản đồng Việt Nam ở trong nước và sử dụng đồng Việt Nam trên tài khoản của Người không cư trú
Người không cư trú là tổ chức hoặc cá nhân có đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ và các nguồn thu hợp pháp khác bằng đồng Việt Nam được mở và duy trì tài khoản đồng Việt Nam (sau đây gọi là tài khoản đồng Việt Nam của Người không cư trú) tại các ngân hàng và được sử dụng đồng Việt Nam trên tài khoản vào các mục đích sau đây:
1. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở trong nước;
2. Mua ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;
3. Rút tiền mặt đồng Việt Nam để chi tiêu tại Việt Nam;
4. Chuyển tiền sang tài khoản đồng Việt Nam của Người cư trú và Người không cư trú khác;
5. Cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài của Người cư trú
1. Người cư trú là các tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tín dụng ở Việt Nam được cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài nếu hoạt động, kinh doanh trong các lĩnh vực và phạm vi dưới đây:
a) Hoạt động kinh doanh quốc tế thuộc các ngành hàng không, hàng hải, bưu điện, bảo hiểm, du lịch, xuất khẩu lao động, nhận thầu các công trình ở nước ngoài;
b) Thực hiện vay và trả nợ nước ngoài;
c) Được cơ quan có thẩm quyền cho phép mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài;
d) Được phép hoạt động ngoại hối ở nước ngoài;
đ) Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
a) Thực hiện vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ;
b) Tiếp nhận viện trợ của nước ngoài;
c) Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Điều 10. Quản lý việc mở và sử dụng tài khoản ở trong nước và ở nước ngoài
1. Ngân hàng nhà nước quy định điều kiện, thủ tục mở, sử dụng và đóng tài khoản ngoại tệ ở trong nước của Người cư trú và Người không cư trú, điều kiện, thủ tục mở, sử dụng và đóng tài khoản đồng Việt Nam ở trong nước của Người không cư trú.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, thủ tục cấp và thu hồi giấy phép mở tài khoản ở nước ngoài cho Người cư trú nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
Các ngân hàng khi mở tài khoản cho khách hàng và thực hiện các yêu cầu của chủ tài khoản phải thực hiện theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
Điều 12. Nghĩa vụ bán ngoại tệ của Người cư trú là tổ chức
Người cư trú là tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được Chính phủ Việt Nam bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ, chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên danh với nước ngoài, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam phải bán số ngoại tệ thu được từ các nguồn thu vãng lai cho các ngân hàng được phép theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.
Điều 13. Quyền mua ngoại tệ của tổ chức
3. Người không cư trú là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện các tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện các tổ chức phi chính phủ, lực lượng vũ trang và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế nước ngoài và của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có các nguồn thu bằng đồng Việt Nam từ việc cấp visa, các loại phí lãnh sự khác và các giao dịch hợp pháp khác được mua ngoại tệ và được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua các ngân hàng được phép trên cơ sở xuất trình các giấy tờ có liên quan.
Điều 14. Mua và chuyển ngoại tệ của cá nhân
1. Người cư trú là công dân Việt Nam có nhu cầu ngoại tệ để chuyển tiền trợ cấp, thừa kế cho gia đình và người thân ở nước ngoài hoặc chi phí cho việc đi du lịch, học tập, công tác, thăm viếng, chữa bệnh, trả tiền hội viên và các loại phí khác cho nước ngoài sẽ được phép mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài trên cơ sở xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Người cư trú là người nước ngoài làm việc trong các tổ chức ở Việt Nam có các khoản lương, thưởng, phụ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp khác bằng ngoại tệ được chuyển, mang ra nước ngoài, nếu bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép trên cơ sở xuất trình các chứng từ có liên quan và xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Người không cư trú là người nước ngoài có các khoản thu hợp pháp bằng ngoại tệ được chuyển, mang ra nước ngoài, nếu bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép trên cơ sở xuất trình các chứng từ có liên quan và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
1. Cá nhân khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam có mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng tiêu chuẩn quốc tế vượt mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải làm thủ tục khai báo Hải quan tại cửa khẩu.
Trường hợp khi nhập cảnh có mang vàng tiêu chuẩn quốc tế vượt quá mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thì phải làm thủ tục gửi tại kho Hải quan số vàng tiêu chuẩn quốc tế vượt mức quy định để mang ra khi xuất cảnh hoặc bán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Cá nhân khi xuất cảnh mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng tiêu chuẩn quốc tế vượt quá số đã khai báo Hải quan khi mang vào hoặc vượt mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng tiêu chuẩn quốc tế được mang ra, mang vào khi xuất nhập cảnh theo từng thời kỳ.
Chương 4:
CÁC GIAO DỊCH VỐN
Điều 17. Quản lý vay và trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước các hoạt động vay và trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài. Việc thực hiện quản lý các hoạt động vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.
2. Người cư trú là tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức tín dụng ở Việt Nam khi vay và trả nợ hoặc cho vay và thu hồi nợ nước ngoài phải thực hiện đăng ký và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay với Ngân hàng Nhà nước theo các quy định của pháp luật về quản lý vay nợ nước ngoài.
3. Việc chuyển tiền để thực hiện vay và trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức tín dụng ở Việt Nam phải thực hiện qua các ngân hàng được phép và chỉ được thực hiện khi đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
1. Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
a) Nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích chuyển vốn đầu tư bằng ngoại hối từ nước ngoài vào Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
b) Vốn đầu tư nước ngoài bằng tiền phải được chuyển vào tài khoản mở tại ngân hàng hoạt động tại Việt Nam và được sử dụng đúng mục đích theo giấy phép đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
c) Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư và chuyển lợi nhuận về nước của mình cho Ngân hàng Nhà nước.
d) Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để trả nợ gốc, lãi, phí của các khoản vay nước ngoài, chuyển vốn đầu tư, vốn tái đầu tư, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
a) Nhà đầu tư Việt Nam được chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra nước ngoài. Vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền phải chuyển qua tài khoản mở tại ngân hàng.
b) Vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền, tài sản (thể hiện dưới dạng vô hình hoặc hữu hình) của Nhà đầu tư Việt Nam phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
c) Khi kết thúc năm tài chính hoặc kết thúc hay chấm dứt đầu tư tại nước ngoài, Nhà đầu tư Việt Nam phải chuyển toàn bộ lợi nhuận, các khoản thu nhập hợp pháp khác hoặc vốn về Việt Nam và báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước.
d) Trường hợp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư tại nước ngoài hoặc kéo dài thời hạn đầu tư ở nước ngoài Nhà đầu tư Việt Nam phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 19. Đầu tư vào các giấy tờ có giá
1. Người không cư trú được đầu tư vào các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được phép phát hành tại Việt Nam. Điều kiện, thủ tục đầu tư vào các giấy tờ có giá thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Khi được ngân hàng Nhà nước chấp thuận, Người cư trú được đầu tư vào các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do Người không cư trú phát hành tại nước ngoài.
Điều 20. Quản lý ngoại hối trong trường hợp định cư
1. Người cư trú là công dân Việt Nam được phép xuất cảnh để định cư ở nước ngoài được mua, chuyển, mang ngoại tệ và vàng tiêu chuẩn quốc tế ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Người không cư trú là người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam để định cư được mang, chuyển ngoại tệ và vàng tiêu chuẩn quốc tế vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan về quản lý ngoại hối.
Chương 5:
HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ BÀN ĐỔI NGOẠI TỆ
Điều 21. Cấp giấy phép hoạt động ngoại hối
Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp, sửa đổi, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng và bàn đổi ngoại tệ làm đại lý cho tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Điều 22. Phạm vi hoạt động ngoại hối
Khi hoạt động ngoại hối, các tổ chức tín dụng và bàn đổi ngoại tệ phải thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép, các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 23. Điều kiện để được phép hoạt động ngoại hối
1. Đối với tổ chức tín dụng
a) Có đủ trang thiết bị và điều kiện vật chất để đáp ứng được các hoạt động ngoại hối;
b) Có người điều hành, nhân viên am hiểu hoạt động ngoại hối và có khả năng thực hiện các hoạt động ngoại hối;
c) Có khả năng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tín dụng quốc tế .
2. Đối với bàn đổi ngoại tệ
a) Có địa điểm giao dịch thuận lợi hoặc nơi có nhu cầu đổi ngoại tệ tiền mặt;
b) Có đủ trang thiết bị và điều kiện vật chất để đáp ứng được các hoạt động đổi ngoại tệ tiền mặt;
c) Có nhân viên am hiểu hoạt động ngân quỹ và có khả năng thực hiện nghiệp vụ đổi tiền;
d) Có hợp đồng đại lý với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trong trường hợp làm đại lý.
Điều 24. Cho vay và thu hồi nợ trong nước bằng ngoại tệ
2. Việc thu hồi nợ từ các khoản cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam theo thoả thuận giữa tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối và bên vay (quy định này không áp dụng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tự cân đối ngoại tệ).
Điều 25. Phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
Tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối được phép phát hành hoặc làm đại lý phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Điều 26. Xuất nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
Tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối được xuất nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt và các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 27. Duy trì trạng thái ngoại hối và đồng Việt Nam
Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối phải duy trì trạng thái ngoại hối hoặc trạng thái đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối phải niêm yết tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc niêm yết tỷ giá là cam kết giao dịch ngoại tệ với khách hàng.
2. Tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng trong phạm vi nguồn ngoại tệ hiện có của mình. Việc mua bán ngoại tệ với khách hàng phải theo đúng tỷ giá niêm yết.
Các tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối khi thực hiện các giao dịch ngoại hối theo yêu cầu của khách hàng có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ và các chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Điều 30. Thanh tra, giám sát và báo cáo
Các tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối và bàn đổi ngoại tệ phải chịu sự thanh tra, giám sát và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
Chương 6:
QUẢN LÝ VÀNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
Điều 31. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế
Trong việc quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền các dự án pháp luật và các dự án khác về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế;
2. Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế ở trong nước và ở nước ngoài cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng;
3. Tổ chức và điều hành thị trường vàng tiêu chuẩn quốc tế ở trong nước;
4. Cấp, thu hồi giấy phép xuất nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng;
5. Kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng;
6. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế;
7. Thực hiện việc mua, bán vàng tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường trong nước, xuất nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán vàng tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch vàng tiêu chuẩn quốc tế khác theo quy định của pháp luật;
8. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế
1. Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế để:
a) Làm dự trữ ngoại hối Nhà nước và thanh toán quốc tế;
b) Mua, bán và thực hiện các giao dịch khác với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế;
c) Sử dụng cho các mục đích khác khi được phép của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế để:
a) Mua, bán và thực hiện các giao dịch khác với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế;
b) Sử dụng cho các mục đích khác khi được phép của Thủ tướng Chính phủ.
3. Người cư trú và Người không cư trú có vàng tiêu chuẩn quốc tế hợp pháp được quyền cất giữ, vận chuyển, gửi, bán cho các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.
4. Nghiêm cấm việc mua, bán vàng tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước ngoài phạm vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này và dùng vàng tiêu chuẩn quốc tế để trao đổi, thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ qua biên giới dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều 33. Quản lý vàng không phải là vàng tiêu chuẩn quốc tế
Việc quản lý vàng không phải là vàng tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.
Điều 34. Nguyên tắc xác định tỷ giá
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Điều 35. Xác định và công bố tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xác định và công bố hàng ngày tỷ giá giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ.
Chương 8:
THÔNG TIN - BÁO CÁO
Điều 36. Cung cấp thông tin của tổ chức và cá nhân
Người cư trú ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài và Người không cư trú ở Việt Nam có các hoạt động ngoại hối phải cung cấp các thông tin, số liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với các quy định của pháp luật.
Điều 37. Quyền hạn và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có thể yêu cầu Người cư trú ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài và Người không cư trú ở Việt Nam cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết có liên quan đến ngoại hối và hoạt động ngoại hối để thực hiện nhiệm vụ của mình khi áp dụng các quy định của Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm ban hành, sửa đổi và giám sát thực hiện chế độ thông tin báo cáo, phân tích và dự báo thông tin về tình hình ngoại hối và hoạt động ngoại hối ở trong nước và ngoài nước nhằm phục vụ việc xây dựng và điều hành công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối được trao đổi và làm dịch vụ thông tin về ngoại hối và hoạt động ngoại hối cho các tổ chức và cá nhân phù hợp với các quy định của pháp luật.
Mọi cá nhân làm việc tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng có trách nhiệm giữ bí mật và chịu trách nhiệm về các thông tin thuộc danh mục bí mật của ngành mà họ nhận được theo quy định của Nghị định này.
Chương 9:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động ngoại hối góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân, phát hiện, tố giác và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối và hoạt động ngoại hối thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Các hành vi vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối
Các hành vi vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối gồm có:
1. Kinh doanh ngoại hối không có giấy phép, hoặc kinh doanh không đúng với nội dung ghi trong giấy phép của Ngân hàng Nhà nước;
2. Hoạt động ngoại hối khi đã bị đình chỉ, chấm dứt, thu hồi giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết hạn;
3. Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài khi chưa được phép;
4. Có ngoại tệ gửi ở nước ngoài khi chưa được phép hoặc có ngoại tệ gửi ở nước ngoài quá mức quy định;
5. Chuyển hay mang ngoại hối ra nước ngoài, mua bán, thanh toán và cho vay ngoại hối trái với quy định;
6. Không chấp hành các quy định về trạng thái ngoại hối hoặc trạng thái đồng Việt Nam, niêm yết tỷ giá sai quy định; mua, bán ngoại tệ không đúng với tỷ giá niêm yết;
7. Che dấu hoặc đồng loã với hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối và hoạt động ngoại hối;
8. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
Mọi tổ chức, cá nhân đều có nghĩa vụ phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
Điều 40. Hình thức xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 39 của Nghị định này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 41. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về ngoại hối của thanh tra Ngân hàng Nhà nước
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực ngoại hối và hoạt động ngoại hối bằng các hình thức xử phạt hành chính như cảnh cáo hoặc phạt tiền, các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và các biện pháp khác theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.
Điều 42. Khiếu nại, khiếu kiện về quyết định xử lý vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngoại hối và hoạt động ngoại hối có quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khiếu kiện tại Toà án. Việc khiếu nại, khiếu kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian khiếu nại hoặc khiếu kiện, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính vẫn phải thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của Toà án.
Điều 43. Xử lý ngoại hối tạm giữ
Trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý, ngoại hối tạm giữ chờ xử lý phải gửi bảo quản tại ngân hàng nơi gần nhất trong thời gian chậm nhất là 7 (bẩy) ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ. Ngoại hối tịch thu theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Chương 10:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 161-HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những quy định trước đây về quản lý ngoại hối trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |