Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quy định 1582/2000/QĐ-TLĐ về nội dung phạm vi thu - chi quỹ công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 1582/2000/QĐ-TLĐ
Ngày ban hành 09/11/2000
Ngày có hiệu lực 01/01/2001
Loại văn bản Quy định
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Nguyễn Thị Luật
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN
 LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1582/2000/QĐ-TLĐ

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2000 

 

QUY ĐỊNH

VỀ NỘI DUNG, PHẠM VI THU – CHI QUỸ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

Thực hiện Nghị quyết số 4a/NQ–TLĐ ngày 14/3/2000 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về một số vấn đề trong công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quy định về nội dung, phạm vi thu–chi quỹ công đoàn cơ sở như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quỹ công đoàn cơ sở là nguồn tài chính đảm bảo cho các hoạt động của công đoàn cơ sở nhằm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị.

2. Cấp công đoàn cơ sở được sử dụng bình quân 50% số thực thu KPCĐ và 70% số thực thu đoàn phí và phân bổ cho các mục chi như sau:

Mục chi

Tỷ trọng từng mục chi so với tổng số chi

– Lương và phụ cấp cán bộ CĐ chuyên trách

15%

– Phụ cấp cán bộ không chuyên trách

 

– Chi hành chính

10%

– Chi thăm hỏi cán bộ, đoàn viên

20%

– Chi hoạt động phong trào

 

– Chi khác

55%

– Việc phân bổ tỷ trọng chi cho các mục như trên là chỉ tiêu hướng dẫn, khi thực hiện sẽ căn cứ tình hình thực tế để điều chỉnh cho phù hợp, nhưng phải tiết kiệm chi về tiền lương và hành chính, dành kinh phí chi cho các hoạt động phong trào của công đoàn.

– Về mức chi cụ thể do BCH hoặc Ban Thường vụ công đoàn cơ sở căn cứ vào khả năng kinh phí của đơn vị và giá cả từng thời điểm để quyết định.

3. Quản lý quỹ công đoàn cơ sở thuộc trách nhiệm của BCH, trực tiếp là Ban Thường vụ công đoàn cơ sở, phải thực hiện đúng quy chế quản lý tài chính do TLĐ quy định và hướng dẫn của công đoàn cấp trên. Đồng thời chịu sự kiểm tra của ủy ban kiểm tra (UBKT) công đoàn cùng cấp và cấp trên, tôn trọng quyền giám sát của đoàn viên công đoàn trong đơn vị, thực hiện tốt chế độ công khai tài chính. Hàng năm Ban thường vụ phải báo cáo tình hình thu–chi tài chính trước ban chấp hành, BCH phải báo cáo tình hình thu–chi tài chính trước Đại hội nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở.

II. NỘi DUNG THU – CHI QUỸ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

A. Phần thu

1. Thu kinh phí công đoàn: Thực hiện theo tinh thần Thông tư liên tịch số 76/1999/TTLT/TC–TLĐ ngày 16/6/1999 của Bộ Tài chính – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc hướng dẫn trích nộp KPCĐ:

1.1. Đối với công đoàn cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: Không phải trực tiếp thu KPCĐ, mà do công đoàn các cấp trên thu qua cơ quan Tài chính Nhà nước, sau đó cấp cho công đoàn cơ sở bình quân bằng 50% số KPCĐ đã thu qua cơ quan Tài chính Nhà nước.

1.2. Đối với công đoàn cơ sở trong các cơ quan, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nơi có tổ chức công đoàn: Công đoàn cơ sở trực tiếp thu KPCĐ bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả của đơn vị, được giữ lại bình quân 50% để chi tiêu, nộp lên công đoàn cấp trên 50%.

2. Thu đoàn phí công đoàn:

Các công đoàn cơ sở trực tiếp thu đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng góp theo quy định của Điều lệ Công đoàn VN và Thông tri số 06/TC–TLĐ ngày 20/01/1995 của Đoàn chủ tịch TLĐ, công đoàn cơ sở được giữ lại bình quân 70% để chi tiêu, nộp lên công đoàn cấp trên 30%.

3. Các khoản thu khác:

Ngoài 2 khoản thu KPCĐ và đoàn phí công đoàn, công đoàn cơ sở có thể còn có các khoản thu khác như: Thu về hoạt động VH–TT do công đoàn tổ chức, tiền thanh lý tài sản cũ của công đoàn; các khoản do đoàn viên hoặc cơ quan, doanh nghiệp hỗ trợ để chi cho các hoạt động công đoàn... Các khoản thu này (nếu có) công đoàn cơ sở được sử dụng tăng chi cho hoạt động, không phải nộp lên cấp trên.

B. Phần chi

1. Chi lương và phụ cấp lương cán bộ chuyên trách:

1.1. Lương cơ bản:

Chi lương theo ngạch, bậc cho cán bộ chuyên trách công đoàn cơ sở theo chế độ quy định về lương cán bộ Đảng, đoàn thể.

1.2. Phụ cấp lương:

Bao gồm các khoản phụ cấp như: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động... theo chế độ của Đảng, Nhà nước.

1.3. Trích nộp quỹ BHXH, BHYT theo quy định.

2. Phụ cấp cho cán bộ Công đoàn hoạt động không chuyên trách:

Nơi không có cán bộ công đoàn chuyên trách, công đoàn cơ sở được sử dụng 15% nguồn kinh phí để chi phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách, cụ thể như sau:

[...]