HỘI
ĐỒNG BẦU CỬ
QUỐC GIA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
41 /NQ–HĐBCQG
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CÁC MẪU VĂN BẢN TRONG CÔNG TÁC BẦU CỬ; HƯỚNG DẪN VỀ
HỒ SƠ ỨNG CỬ VÀ THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI
BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016-2021, CÁC TRƯỜNG HỢP KHUYẾT NGƯỜI
ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Luật tổ chức chính
quyền địa phương;
Xét đề nghị của Ban công tác
đại biểu tại Tờ trình số 55/TTr-BCTĐB ngày 28 tháng 01 năm 2016,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Mẫu
hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử và các mẫu văn bản khác sử dụng
trong công tác bầu cử
Ban hành kèm theo Nghị quyết này
các mẫu văn bản trong hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử và các mẫu
văn bản khác sử dụng trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 như sau:
1. Mẫu hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa
XIV gồm các mẫu từ mẫu số 1/BCĐBQH đến mẫu số 4/BCĐBQH;
2. Mẫu hồ sơ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 gồm các mẫu từ mẫu số 5/BCĐBHĐND đến mẫu số 8/BCĐBHĐND;
3. Mẫu biên nhận về việc nộp hồ
sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV theo mẫu
số 9/BCĐBQH; mẫu biên nhận về việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân
dân theo mẫu số 10/BCĐBHĐND;
4. Mẫu thẻ cử tri và mẫu giấy xác nhận đi
bỏ phiếu nơi khác gồm các mẫu từ mẫu số 11/BCĐBQH & BCĐBHĐND đến mẫu số 13/BCĐBQH
& BCĐBHĐND;
5. Mẫu phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, mẫu
phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân mỗi cấp gồm các mẫu từ mẫu số 14/BCĐBQH
đến mẫu số 17/BCĐBHĐND;
6. Mẫu biên bản kiểm phiếu, biên bản xác
nhận kết quả bầu cử, biên bản tổng kết bầu cử và các loại mẫu khác phục vụ bầu
cử đại biểu Quốc hội gồm các mẫu từ mẫu số 18/BCĐBQH đến mẫu số 23/BCĐBQH;
7. Mẫu biên bản kiểm phiếu, biên bản xác
nhận kết quả bầu cử, biên bản tổng kết bầu cử và các loại mẫu khác phục vụ bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm các mẫu từ mẫu số 24/BCĐBHĐND đến mẫu số 29/BCĐBHĐND;
8. Các mẫu văn bản khác sử dụng trong công
tác bầu cử gồm các mẫu từ mẫu số 30/BCĐBQH & BCĐBHĐND đến mẫu số 32/BCĐBQH
& BCĐBHĐND.
Điều 2. Hồ
sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm:
a) Đơn ứng cử đại biểu Quốc hội
khóa XIV (theo mẫu số 1/BCĐBQH); đơn
ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021 (theo mẫu số 5/BCĐBHĐND);
b) Sơ yếu lý lịch đối với người
ứng cử đại biểu Quốc hội (theo mẫu số
2/BCĐBQH); đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (theo mẫu số 6/BCĐBHĐND), có đóng dấu giáp lai
và xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác hoặc Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người ứng cử thường trú;
c) Tiểu sử tóm tắt đối với người
ứng cử đại biểu Quốc hội (theo mẫu số
3/BCĐBQH); đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (theo mẫu 7/BCĐBHĐND);
d) Bản kê khai tài sản, thu nhập
của người ứng cử đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội (theo mẫu số 4/BCĐBQH); đối với người ứng cử
đại biểu Hội đồng nhân dân (theo mẫu số
8/BCĐBHĐND);
đ) Mỗi bộ Hồ sơ ứng cử của người
ứng cử có 03 ảnh chân dung màu, nền trắng cỡ 4cm x 6cm (không kể ảnh dán trên
Sơ yếu lý lịch và Tiểu sử tóm tắt).
2. Người ứng cử thực hiện việc
kê khai các nội dung đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn trong các mẫu văn bản sử
dụng trong hồ sơ ứng cử ban hành kèm theo Nghị quyết này. Việc kê khai có thể
thực hiện bằng cách viết tay hoặc đánh máy, nhưng phải bảo đảm đúng theo các
mẫu văn bản trong hồ sơ ứng cử do Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành (file điện
tử các mẫu văn bản trong hồ sơ ứng cử có thể tải về từ Trang thông tin điện tử
của Hội đồng bầu cử quốc gia trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội http://www.quochoi.vn).
Người ứng cử ký vào từng trang văn bản của hồ sơ ứng cử.
3. Ảnh của người ứng cử là ảnh
được chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Trong Sơ yếu lý
lịch, Tiểu sử tóm tắt, ảnh của người ứng cử phải được dán đúng vị trí quy định
và được đóng dấu giáp lai của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công
tác hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người ứng cử thường trú.
Điều 3. Nộp
hồ sơ ứng cử
1. Việc nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân được thực hiện như sau:
a) Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung
ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội nộp 02 bộ hồ sơ ứng cử tại Hội đồng
bầu cử quốc gia (qua Tiểu ban nhân sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Hội đồng
bầu cử quốc gia, địa chỉ Nhà Quốc hội, số 02 đường Bắc Sơn, Ba Đình, Hà Nội);
b) Người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương
giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và người tự ứng cử đại biểu Quốc hội nộp 02
bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh;
c) Người ứng cử được cơ quan, tổ
chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và người tự ứng cử
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì nộp 01 bộ hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử
ở đơn vị hành chính cấp đó.
2. Thời hạn nhận hồ sơ ứng cử
đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2016-2021 là trong giờ hành chính các ngày trong tuần, bắt đầu từ ngày 17 tháng
02 năm 2016 và kết thúc vào lúc 17 giờ 00 ngày 13 tháng 3 năm 2016. Riêng thứ
bẩy, ngày 12 tháng 3 năm 2016 và chủ nhật, ngày 13 tháng 3 năm 2016, Tiểu ban
nhân sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban
bầu cử các cấp cử người trực để nhận hồ sơ ứng cử.
3. Ủy ban bầu cử các cấp có
trách nhiệm thông báo công khai về địa điểm và thời gian tiếp nhận hồ sơ ứng cử
trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Điều 4. Nội
quy phòng bỏ phiếu
Tổ bầu cử có trách nhiệm niêm
yết Nội quy phòng bỏ phiếu. Nội quy phòng bỏ phiếu gồm các nội dung sau đây:
1.
Phải chấp hành đúng nguyên tắc, trình tự bỏ phiếu;
2. Cử tri phải xếp hàng lần lượt
để thực hiện việc bỏ phiếu, ưu tiên người cao tuổi, người khuyết tật và phụ nữ
có thai
3. Phải giữ gìn an ninh, trật
tự, an toàn tại khu vực bỏ phiếu;
4. Không được vận động bầu cử
tại nơi bỏ phiếu dưới bất kỳ hình thức nào;
5. Không được mang vũ khí, chất
nổ, vật dễ cháy… vào khu vực bỏ phiếu, phòng bỏ phiếu;
6. Những người không có nhiệm vụ
thì không được vào phòng bỏ phiếu;
7. Thành viên của các tổ chức
phụ trách bầu cử, những người có nhiệm vụ phục vụ bầu cử phải đeo phù hiệu theo
mẫu do Ủy ban bầu cử cấp tỉnh quy định; thành viên Tổ bầu cử có trách nhiệm
hướng dẫn cử tri bỏ phiếu và giải đáp thắc mắc của cử tri;
8. Người nào dùng thủ đoạn lừa
gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử của công dân, vi phạm các
quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả
mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả
bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự
Điều 5. Xử
lý trường hợp khuyết người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì lý do bất khả
kháng
Trường hợp khuyết người ứng cử
đại biểu Hội đồng nhân dân vì lý do bất khả kháng quy định tại khoản 3 Điều 58
của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được hiểu là
sau khi Ủy ban bầu cử công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu
Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử đến trước khi niêm yết danh sách những người
ứng cử mà người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân vì lý do bất khả kháng (chết,
vi phạm pháp luật …) không thể tiếp tục ứng cử theo quy định của pháp luật thì Ủy ban bầu cử sau khi
thống nhất với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định theo
một trong các hình thức sau đây, đồng thời báo cáo Ủy ban bầu cử cấp trên trực
tiếp; đối với đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì báo cáo Hội
đồng bầu cử quốc gia:
1. Quyết định giữ danh sách
chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân còn lại khi số dư
người ứng cử vẫn bảo đảm theo quy định của pháp luật;
2. Quyết định bổ sung người có
số phiếu tín nhiệm cao nhất và đạt từ 50% số phiếu tín nhiệm trở lên trong số
những người còn lại trong danh sách những người ứng cử được xem xét tại Hội
nghị hiệp thương lần thứ ba khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Số dư người ứng cử ở đơn vị
bầu cử không bảo đảm theo quy định của pháp luật;
b) Trong danh sách hiệp thương
lần thứ ba còn có người ứng cử đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm trở lên;
c) Thời gian để bổ sung phải còn
ít nhất là 02 ngày tính đến trước khi Ủy ban bầu cử niêm yết danh sách chính
thức những người ứng cử.
3. Quyết định giảm số đại biểu
Hội đồng nhân dân được bầu ở đơn vị bầu cử để bảo đảm số dư theo quy định của
pháp luật nếu không có một trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản
2 Điều này.
Điều 6. Hiệu
lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên
quan có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết này.
Nơi nhận:
- Thành viên HĐBCQG;
- Các Tiểu ban của HĐBCQG;
- H ĐDT, các UB của QH;
- VPQH, các cơ quan của UBTVQH;
- Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ;
- Ủy ban TWMTTQ Việt Nam;
- Ủy ban bầu cử, Thường trực HĐND,
Sở Nội vụ,Ủy ban MTTQVN các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng bầu cử quốc gia.
- Lưu: HC, CTĐB,
E- pas: 6973
|
TM. HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA
CHỦ TỊCH
Nguyễn Sinh Hùng
|