Nghị quyết 30/2012/QH13 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII
Số hiệu | 30/2012/QH13 |
Ngày ban hành | 21/06/2012 |
Ngày có hiệu lực | 21/06/2012 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Quốc hội |
Người ký | Nguyễn Sinh Hùng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
QUỐC
HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 30/2012/QH13 |
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2012 |
VỀ CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 3, QUỐC HỘI KHÓA XIII
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11; Nghị quyết số 07/2002/QH11 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội;
Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII;
QUYẾT NGHỊ:
Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ đã bám sát chất vấn của các đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri để trả lời, nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và nhận trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của mình.
Trên cơ sở báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, kết quả chất vấn và trả lời chất vấn và ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan, các ngành, các cấp ở trung ương và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội tập trung giải quyết các kiến nghị của cử tri cả nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.
1. Trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường:
- Tập trung giải quyết những bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai, trước hết là việc giao quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thu hồi đất; chính sách giá trong đền bù giải phóng mặt bằng; quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị; tình trạng sử dụng đất lãng phí; bảo đảm đến 31/12/2013 căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong phạm vi cả nước. Tập trung xây dựng, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII;
- Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường phối hợp với Tổng Thanh tra Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp từ nay đến 31/12/2012 tập trung giải quyết những vụ việc khiếu kiện về đất đai trọng điểm, phức tạp, kéo dài, được dư luận xã hội quan tâm và công bố công khai kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng; trước hết là các vụ việc về đền bù, giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp, khu đô thị, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi;
- Có chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, khu công nghiệp, lưu vực sông..., tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
2. Trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:
- Huy động nguồn lực của cả nước, toàn dân, toàn quân, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, phấn đấu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, hoàn thành mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội;
- Từng bước hoàn thiện và tổ chức thực hiện có kết quả Đề án tái cơ cấu đầu tư công; đẩy nhanh việc giải ngân gắn với quản lý chặt chẽ các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA; xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư vốn của Nhà nước vào các doanh nghiệp; xử lý đồng bộ các vấn đề về cơ chế chính sách, phân cấp quản lý, huy động nguồn lực, bảo đảm tăng cường chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn và giải quyết các bất cập, yếu kém trong đầu tư công;
Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bảo đảm tăng tổng mức đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác;
- Hoàn thiện thể chế và cơ chế pháp lý về quản lý các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, tập trung vào các vấn đề về đại diện chủ sở hữu; phân cấp và làm rõ trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý tổng hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; cơ chế giám sát tài chính đối với Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả giám sát từ bên ngoài và giám sát nội bộ); đặc biệt quan trọng là Quy định về nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ của từng Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước;
Tăng cường giám sát, kiểm tra, cơ cấu lại, xử lý các tồn tại ở các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; xác định lộ trình thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành kinh doanh chính của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; bảo đảm để các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước phát triển bền vững, góp phần quan trọng vào việc điều tiết thị trường, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao;
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về môi trường kinh doanh, bảo đảm công bằng, hợp lý, có ưu tiên cho vùng, miền, ngành, lĩnh vực cụ thể theo định hướng chính sách phát triển kinh tế của
Đảng và Nhà nước từng thời kỳ. Đẩy nhanh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước;
- Rà soát, tiến hành thận trọng, chú ý đến hiệu quả việc tiết giảm đầu tư công, cắt giảm danh mục đầu tư kém hiệu quả và không cần thiết; bảo đảm hài hòa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát và an sinh xã hội.
3. Trong lĩnh vực công thương:
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thận trọng, linh hoạt; từng bước hạ lãi suất tín dụng, tăng tín dụng ở mức hợp lý; cơ cấu lại nợ và tập trung giải quyết nợ xấu; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, xử lý hàng tồn kho, kích thích tổng cầu của nền kinh tế;
- Có lộ trình thực hiện thị trường cạnh tranh, chống độc quyền, nhất là đối với các sản phẩm điện, xăng, dầu, than, vật tư cho sản xuất nông nghiệp, bảo đảm phát triển bền vững;