a) Mục tiêu 1: Về phát triển
toàn diện trẻ em, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em;
- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ xã, phường,
thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em đạt 76,9% vào năm 2025 và 84,6% vào
năm 2030;
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em đến
8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện đạt 80%
vào năm 2025 và 85% vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 3: Giảm tỷ suất tử
vong trẻ sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống dưới 9,5 vào năm 2025 và dưới 9 vào năm
2030; giảm tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống xuống
12,5 vào năm 2025 và 10 vào năm 2030; giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
trên 1.000 trẻ đẻ sống dưới 18,8 vào năm 2025 và dưới 15 vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 4: Phấn đấu giảm tỷ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng theo tuổi xuống dưới 9%
vào năm 2025 và dưới 6% vào năm 2030; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng thể chiều cao theo tuổi xuống 20% vào năm 2025 và dưới 19% vào năm 2030;
giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể béo phì xuống dưới 5% đối với
nông thôn và dưới 10% đối với thành thị vào năm 2025 và năm 2030;
- Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ trẻ em dưới
1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin đạt 95% vào năm 2025 và 98% vào
năm 2030; 100% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin vào
năm 2030;
- Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ lây truyền
HIV từ mẹ sang con là 2% vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 7: 100% cơ sở giáo
dục cho trẻ em có công trình vệ sinh.
b) Mục tiêu 2: Về bảo vệ trẻ
em
- Chỉ tiêu 8: Giảm tỷ lệ trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em xuống dưới 4,5% vào năm 2025 và
3,5% vào năm 2030; trên 98% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng,
trợ giúp từ năm 2025;
- Chỉ tiêu 9: Giảm tỷ lệ trẻ
em bị xâm hại trên tổng số trẻ em xuống dưới 4% vào năm 2025 và xuống dưới 3,5%
vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 10: Phấn đấu giảm tỷ
lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,5% vào năm
2025 và xuống dưới 4% vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 11: Giảm tỷ suất trẻ
em bị tai nạn thương tích xuống 550/100.000 trẻ em vào năm 2025 và 500/100.000
vào năm 2030; giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích xuống còn
13/100.000 trẻ em vào năm 2025 và xuống còn 12/100.000 vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 12: Phấn đấu 100%
trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ kịp thời;
- Chỉ tiêu 13: Từng bước xóa bỏ
tình trạng tảo hôn, duy trì mức giảm số cuộc tảo hôn từ 2% đến 3% hằng năm giai
đoạn từ năm 2025 đến năm 2030;
- Chỉ tiêu 14: Tỷ lệ trẻ em dưới
5 tuổi được đăng ký khai sinh đạt 99% vào năm 2025, phấn đấu 100% vào năm 2030;
c) Mục tiêu 3: Về giáo dục,
văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em
- Chỉ tiêu 15: Phấn đấu tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội
đạt 99,1% vào năm 2025 và 99,3% vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 16: Tỷ lệ huy động
trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,1% vào năm 2025 và 99,3% vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 17: Tỷ lệ trẻ em
hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,5% vào năm 2025 và đạt 99,8% vào năm 2030; phấn
đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học bậc tiểu học dưới 0,12% vào
năm 2025 và dưới 0,1% vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 18: Tỷ lệ trẻ em
hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt 98% vào năm 2025 và đạt 98,5% vào năm 2030;
phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học cấp trung học cơ sở dưới 0,14% vào năm 2025
và dưới 0,05% vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 19: Phấn đấu 80% trường
học có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em vào năm 2025;
- Chỉ tiêu 20: Tỷ lệ trường học
có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh, sinh viên khuyết tật đạt 50%
vào năm 2025 và 55% vào năm 2030; tỷ lệ trẻ em khuyết tật có nhu cầu học tập được
tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng
phù hợp đạt 80% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 21: Phấn đấu tỷ lệ
các xã, phường, thị trấn có điểm văn hóa, vui chơi dành cho trẻ em đạt 40% vào
năm 2025 và 45% vào năm 2030;
d) Mục tiêu 4: Về sự tham gia
của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em
- Chỉ tiêu 22: Phấn đấu 30% trẻ
em từ 07 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức
phù hợp vào năm 2025 và 35% vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 23: Phấn đấu 85% trẻ
em được nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em vào năm 2025
và 90% vào năm 2030;
- Chỉ tiêu 24: Tỷ lệ trẻ em từ
11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham
gia của trẻ em đạt 30% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030;
5. Các giải
pháp cơ bản thực hiện Đề án
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp chính quyền; nâng cao trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể,
các tổ chức xã hội trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu của
Đề án. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện, biểu dương, khen
thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt công tác này, đồng thời xử lý
nghiêm những hành vi vi phạm quyền trẻ em;
b) Đẩy mạnh công tác
truyền thông làm cho mọi người, mọi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội nâng cao
nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Kết hợp tốt ba
môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Chú trọng hình thức tư vấn,
tham vấn, công tác xã hội và vận động trực tiếp gia đình, cộng đồng dân cư về kỹ
năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tập trung hoạt động truyền thông,
giáo dục vào những vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và
những nhóm đối tượng còn hạn chế trong thực hiện trách nhiệm của mình đối với
trẻ em;
c) Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp
liên ngành giữa
cơ quan nhà nước các cấp, các ngành với các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị,
doanh nghiệp trong
thực hiện quyền trẻ em. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tại địa phương. Phối hợp lồng ghép có
hiệu quả các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào các chương trình mục tiêu
kinh tế - xã hội. Xây dựng hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản cho gia đình và
trẻ em;
d) Tổ chức tốt công tác vận động
xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em, ngoài ngân sách Nhà nước hỗ trợ có mục đích theo từng
thời kỳ, cần đa dạng hóa các hình thức vận động, đóng góp tự nguyện của mọi người,
mọi gia đình, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các lực lượng xã hội, các tổ
chức quốc tế và các hình thức vận động khác;
đ) Bố trí kinh phí để thực hiện
các mục tiêu Chương trình hành động vì trẻ em. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của
địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định kinh phí đảm bảo cho Chương trình
hành động vì trẻ em và các chương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em. Đẩy mạnh xã
hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thực hiện tốt các chương
trình quốc gia có liên quan đến trẻ em;
e) Củng cố, kiện toàn tổ chức
bộ máy và cán bộ; tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ
làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, nhất là cấp cơ sở;
ê) Nâng cao hiệu quả công tác
quản lý Nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em và giáo dục trẻ em. Chú
trọng công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em.
6. Hỗ trợ
cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các thôn, ấp, khu phố trên
địa bàn tỉnh
a) Đối tượng áp dụng: Sử dụng
mạng lưới Cộng tác viên dân số kiêm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các
thôn, ấp, khu phố;
b) Mức hỗ trợ: được hỗ trợ bằng 0,125 mức lương cơ sở/người/tháng
ngoài mức phụ cấp cộng tác viên dân số đã được hưởng.
7. Kinh
phí thực hiện Đề án
Kinh phí thực hiện Đề án được
bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp quản lý; lồng ghép các chương
trình, đề án, kế hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn
tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều
2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực
hiện.
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND ngày 14
tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước thông qua Đề án tăng cường
công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 -
2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Phước khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 07 tháng 12 năm
2021 và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2021./.