Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Nghị quyết 25/2015/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 25/2015/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/12/2015
Ngày có hiệu lực 19/12/2015
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Sinh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2015/NQ-HĐND

Thái Bình, ngày 09 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH KHÓA XV,
KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 284/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 169/BC-KTNS ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ban Kinh tế-Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với nội dung chính sau:

1. Mục tiêu của quy hoạch:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy, để từng bước khắc phục tình trạng phát triển các cảng, bến thủy nội địa một cách tự phát, thiếu kết nối với mạng lưới giao thông đường bộ.

- Quản lý các tuyến vận tải đường thủy nội địa.

- Phát triển hệ thống cầu vượt sông và phối hợp khai thác hệ thống sông ngòi, bến bãi, các lĩnh vực dịch vụ thương mại khác.

2. Nội dung quy hoạch:

2.1. Quy hoạch mạng lưới tuyến đường thủy nội địa:

- Hành lang Bắc Nam gồm 2 tuyến

+ Tuyến Cống Kem-Cống Hiệp: Từ cống Kem đi theo sông Kem nối ra sông Kiến Giang, qua đập Ngái vào sông Dục Dương, nối với sông Trà Lý rồi vào sông Hoài, đi vào sông Tiên Hưng, đi lên phía Bắc vào sông Yên Lộng và đi đến Cống Hiệp.

+ Tuyến Cống Kem-cống Nhâm Lang: Từ cống Kem đi theo sông Kem nối ra sông Kiến Giang, qua đập Cổ Ninh vào sông Tam Lạc, nối với Sông Trà Lý rồi vào sông Cống Vực tại cửa Đồng Cống, nối vào sông Tiên Hưng và kết thúc ở cửa Nhâm Lang.

Tuyến nhánh: Từ giao cắt giữa sông Hoài và sông Tiên nối vào sông Diêm rồi đi ra sông Hệ, kết thúc tại cống Hệ.

- Hành lang Đông Tây:

+ Tuyến Nhâm Lang-Cảng Diêm Điền: Từ cống Nhâm Lang đi theo sông Tiên Hưng rồi sang sông Diêm Hộ qua cống Trà Linh đến cảng Diêm Điền.

+ Tuyến cầu Sam-Cửa Lân: Từ cầu Sam đi theo sông Kiến Giang kết thúc ở cửa Lân.

- Các tuyến khác:

+ Tuyến sông Cổ Rồng: Ngã ba Mỹ Nguyên đến đập Cổ Rồng I (huyện Tiền Hải).

+ Tuyến cống Hệ – sông Tiên Hưng: Từ cống Hệ vào sông Hệ đến sông Diêm Hộ đến sông Tiên Hưng.

2.2. Quy hoạch hệ thống bến, cảng đường thủy nội địa.

- Giữ nguyên hệ thống bến, cảng đường thủy nội địa hiện có.

- Quy hoạch bổ sung một số bến trung chuyển vật liệu.

[...]