Quyết định 1766/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nghiên cứu Đề án phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1766/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/07/2016
Ngày có hiệu lực 04/07/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1766/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 04 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Chương trình làm việc năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Căn cứ Chương trình công tác năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh,

Xét đnghị của Ban Chỉ đạo xây dựng, trin khai thực hiện Đ án phát triển kết cu hạ tng của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Tờ trình s 95/TTr-BCĐ ngày 24/6/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương nghiên cứu Đề án phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chính như sau:

1. Tên đề án: Đề án phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2. Nội dung nghiên cứu:

I. Phần mở đầu:

1. Sự cần thiết của Đề án:

Kết cấu hạ tầng phát triển điều kiện tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế ngày càng phát triển, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ nhu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng cao. Trong những năm qua, Thái Bình đã huy động nhiều nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng khu vực nông thôn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn hạn chế, không đồng bộ: nhất là hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị ... làm giảm sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư và là một trong những điểm nghẽn tăng trưởng. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 xác định: “Xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn” là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đi mô hình tăng trưởng.

Để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, và Nghị Quyết 13 về xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng “Đề án phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

2. Căn cứ xây dựng Đề án:

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020;

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần th XIX;

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;

- Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh;

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố;

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn tỉnh;

- Đề án hiện đại hóa hệ thống giao thông tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo...

3. Mục tiêu của Đề án:

Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với tầm nhìn dài hạn. Đxuất các bước đi và giải pháp phát triển đối với kết cấu hạ tầng các lĩnh vực trọng tâm, đảm bảo phát triển đồng bộ, phù hợp với đường lối, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước.

4. Phạm vi của Đề án:

Kết cấu hạ tầng là một lĩnh vực khá rộng bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, cả hạ tầng “cứng” và hạ tầng “mềm”... Trong khuôn khổ Đề án này tập trung phân tích đánh giá và định hướng phát triển một số lĩnh vực trọng tâm: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống điện, thủy lợi, hạ tầng đô thị; hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; hệ thống các trường học và hệ thống cơ sở khám chữa bệnh theo hướng tương đối đồng bộ và có một số công trình hiện đại.

II. Phần thứ nhất: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Bình.

[...]