Quyết định 2142/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án hiện đại hóa hệ thống giao thông tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo

Số hiệu 2142/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/09/2014
Ngày có hiệu lực 23/09/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Sinh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2142/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 23 tháng 09 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HIỆN ĐẠI HÓA HỆ THỐNG GIAO THÔNG TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2762/QĐ-UBND ngày 07/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tnh Thái Bình đến năm 2020;

Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 848-TB/TU ngày 20/8/2014 về Đề án hiện đại hóa hệ thống giao thông tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 21/2014/NQ-HĐND ngày 10/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh vviệc phê duyệt Đán hiện đại hóa hệ thng giao thông tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án hiện đại hóa hệ thống giao thông tỉnh Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020 và những năm tiếp theo, với những nội dung chính sau:

1. Mc tiêu của Đề án:

a) Hiện đại hóa hệ thống giao thông giai đoạn 2014- 2020 và những năm tiếp theo là một mục tiêu quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế, là tiền đề đẩy nhanh thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đáp ứng mục tiêu: Xây dựng tỉnh Thái Bình đến năm 2020 có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Đưa Thái Bình trở thành tỉnh có trình độ phát trin ở mức khá của Vùng đng bằng sông Hồng và cả nước.

b) Bảo đảm tính đồng bộ, kết nối trong nội bộ tỉnh và liên vùng vgiao thông đường bộ, đường thủy đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

c) Nâng cao năng lực, chất lượng vận tải hành khách và hàng hóa, cht lượng dịch vụ công bo đảm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội.

d) Nâng cao trình độ năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải.

đ) Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Ủy ban nhân dân tỉnh thi hành Chỉ thị số 18/CT-TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phvề tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Chỉ thị s12/CT-TTg ngày 23/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải.

2. Nhim vvà giải pháp chủ yếu:

a) Xây dựng, quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xây dựng, quản lý, duy tu kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy; lĩnh vực vận tải.

b) Quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải; ứng dụng khoa học công nghệ; an toàn giao thông; giải pháp phát trin nguồn nhân lực.

3. Kinh phí để thc hin Đ án:

Tng skinh phí thực hiện các dự án giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo khoảng 58.108,5 tỷ đồng, được đầu tư như sau:

a) Quốc lộ: Dự kiến kinh phí đầu tư cần khoảng 16.950 tỷ đồng để nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh theo đúng quy hoạch được duyệt.

b) Đường tỉnh: Dự kiến kinh phí đầu tư cần khoảng 13.487,5 tỷ đồng.

c) Giao thông nông thôn (Bao gồm cả đường huyện, đường xã, thôn, xóm): Dự kiến kinh phí đầu tư cần khoảng 15.000 tỷ.

d) Về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy: Dự kiến kinh phí đầu tư cần khoảng 10.020 tỷ đồng.

[...]