Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 24/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/10/2016
Ngày có hiệu lực 11/10/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lò Văn Muôn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 14 tháng 10 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN TIẾP TỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH ĐIỆN BIÊN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21tháng 9 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 1971/CT-TTg, ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Thực hiện Kết luận số 01-KL/TU, ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) về Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;

Xét Tờ trình số 3011/TTr-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh và Báo cáo thẩm tra số 27/BC-BDT ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Ban Dân tộc - HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, là yếu tố quan trọng góp phần phấn đấu: Xây dựng tỉnh Điện Biên thành tỉnh phát triển trung bình trong vùng trung du và miền núi phía Bắc; xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiếp tục bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc phù hợp với điều kiện thực tế từng địa bàn, từng dân tộc; phát huy vai trò của chủ thể văn hóa trong phát triển giá trị văn hóa của các dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội. Tuyên truyền, giáo dục và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia các hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.

- Phát triển văn hóa các dân tộc nhằm nâng cao mức thụ hưởng về tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

a) Giai đoạn 2016 - 2020

- 100% huyện, thị xã, thành phố được kiểm kê di tích, 90% di tích, danh lam thắng cảnh mới phát hiện được lập hồ sơ đề nghị xếp hạng; có 03 di tích trở lên được trùng tu, tôn tạo, phục hồi; bảo quản 100% số hiện vật hiện có và hiện vật sưu tầm bổ sung.

- 100% số các dân tộc được kiểm kê, đánh giá; 50% số các dân tộc có các giá trị di sản văn hóa, tiêu biểu, đại diện được bảo tồn, phát huy.

- 15 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trở lên được lập hồ sơ đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 01 di sản văn hóa phi vật thể đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

- Có 13 Nghệ nhân trở lên được lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; 100% nghệ nhân có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ kịp thời và đúng quy định.

- Có 40% trở lên số xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa và tự chủ được chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện; có 30% số thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, có chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện; 100% thôn, bản, tổ dân phố được gắn biển tên.

- Có 95% trở lên cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã là người dân tộc thiểu số tại địa bàn, hoặc là người có thời gian sinh sống lâu dài trên địa bàn, có hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương; 50% số cán bộ văn hóa được đào tạo đúng chuyên ngành và 100% số cán bộ văn hóa được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.

- Mỗi huyện, thị xã, thành phố được hỗ trợ phát triển ít nhất 01 nghề thủ công truyền thống hoặc hỗ trợ bảo tồn và phát triển một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu; hoạt động du lịch tại cộng đồng đi vào nền nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ