ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 105/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 12 năm 2012
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn
và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến
năm 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
Đề án trên địa bàn tỉnh, với các nội dung cụ thể sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
a) Huy động sức mạnh của toàn xã hội
vào phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, góp phần để văn hóa thực sự là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế
- xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.
b) Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên cơ sở tôn trọng tiếng nói, chữ
viết, phong tục tập quán của từng dân tộc, phù hợp với
tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn có các dân tộc thiểu số có nguy
cơ biến dạng văn hóa ở mức cao (các dân tộc rất ít người không có điều kiện tự
bảo vệ văn hóa của mình); bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại
những khu vực tái định cư do công tác di dời giải phóng mặt bằng phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Phát huy vai trò chủ thể văn hóa trong phát triển văn
hóa truyền thống của các dân tộc.
c) Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới,
góp phần giảm sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các
dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các
dân tộc.
d) Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy
mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và
phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh; gắn kết giữa
nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đặc biệt
là tại các địa bàn trọng điểm, khu tái định cư, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,
2. Mục
tiêu cụ thể:
a) Mục tiêu đến năm 2015:
- Cơ bản đưa các dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh ra khỏi tình trạng giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một cần bảo vệ
khẩn cấp và bước đầu phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu
số Thừa Thiên Huế.
- Phấn đấu 50 - 60% làng, thôn, bản của
đồng bào các dân tộc thiểu số có nhà văn hóa (nhà rông hoặc nhà văn hóa, nhà
sinh hoạt văn hóa cộng đồng) tổ chức được chương trình hoạt động.
- Định hình và triển khai xây dựng đời
sống văn hóa tại các khu tái định cư của đồng bào các dân
tộc thiểu số.
- Phấn đấu 50 - 60% cán bộ làm công
tác văn hóa tại vùng có đồng bào các dân tộc thiểu số là
người địa phương được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn của Ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
- Mỗi huyện có đồng
bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ phát triển ít nhất một nghề truyền thống; các hoạt
động văn hóa, dân ca, dân nhạc, dân vũ, trang phục truyền thống, ẩm thực truyền
thống được định hướng phát huy; xây dựng mô hình làng văn hóa - du lịch đặc
trưng, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức khảo sát, thống kê các loại
hình di sản văn hóa và hoàn thành bộ chỉ số phát triển văn hóa dân tộc của các
dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu đến năm 2020:
- Đẩy mạnh việc khai thác, bảo tồn
các giá trị văn hóa đặc trưng và phát huy vai trò của di sản văn hóa trong xây
dựng và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
- 70 - 85% số làng, thôn có nhà văn
hóa tổ chức các chương trình hoạt động.
- 70 - 90% cán bộ làm công tác văn
hóa ở vùng dân tộc thiểu số là người địa phương đã qua bồi dưỡng, đào tạo
chuyên môn của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Mỗi huyện, thị
xã có đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ, phát triển ít
nhất hai nghề truyền thống.
- Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, dân
ca, dân vũ hoặc hoạt động du lịch đặc trưng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Cơ bản hoàn thành việc bảo tồn khẩn
cấp và phát huy các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số.
c) Phạm vi triển khai:
Các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh có
người dân tộc thiểu số sinh sống.
III. NỘI DUNG CHỦ
YẾU
1. Khảo
sát, thống kê, đánh giá thực trạng các giá trị văn hóa truyền thống của đồng
bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh
2. Bảo tồn
khẩn cấp và hỗ trợ tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển
văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh
3. Xây dựng
đời sống văn hóa và môi trường văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh. Gắn kết chặt chẽ những hoạt động xây dựng đời sống văn hóa với nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng khu vực, từng vùng, từng dân tộc.
4. Phát
huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu
số trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
5. Tổ
chức thực hiện các chương trình về bảo tồn, phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn
học, nghệ thuật, đặc biệt là hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các
dân tộc thiểu số.
6. Ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu
diễn truyền thống các dân tộc thiểu số; sưu tầm, phục hồi
và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền.
7. Đẩy mạnh
các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số kết hợp
với các chương trình phát triển kinh tế, phát triển nghề thủ công truyền thống,
du lịch cộng đồng kết hợp với giảm nghèo bền vững.
8. Phát
triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản
phẩm văn hóa, thông tin phù hợp. Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công cụ phát
thanh, truyền hình phù hợp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
9. Xây dựng
đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng
đồng, phát huy vai trò của cộng đồng trong tổ chức các hoạt động.
10. Tăng
cường các hoạt động giao lưu văn hóa cấp địa phương, vùng, miền và toàn quốc.
11. Xây dựng
các chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy
và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
12. Đào tạo
và sử dụng nguồn nhân lực văn hóa đối với các địa phương có đồng bào dân tộc
thiểu số
13. Xây dựng
bộ chỉ số về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng
kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc thiểu số
14. Định kỳ
tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao, du lịch các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế; tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày văn hóa
các dân tộc Việt Nam 19/4 hàng năm; tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt
Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hàng năm nhằm mở rộng giao lưu
văn hóa giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Đào tạo,
bồi dưỡng nhân lực nòng cốt cho bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc từ cấp tỉnh đến
cơ sở. Gắn bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn, bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa, giữa bảo tồn, phát huy và phát triển.
2. Tăng
cường công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội
về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số; xây dựng các chuyên mục tuyên
truyền về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số, ưu
tiên sử dụng ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc.
3. Lồng ghép
các chương trình, dự án về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số và các
chương trình phát triển kinh tế-xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới,
chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.
4. Huy động
nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, từ xã hội hóa; khuyến
khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các thiết chế văn
hóa và tổ chức các hoạt động văn hóa, khôi phục các nghề
truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
5. Xây dựng,
ban hành các cơ chế, chính sách cho việc bảo tồn và nâng cao đời sống văn hóa vùng các dân tộc thiểu số. Chú ý các chính sách, chế độ ưu
đãi, khuyến khích các nghệ nhân trao truyền cho lớp trẻ
các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số và cán bộ làm công
tác tuyên truyền và bảo tồn văn hóa ở cơ sở.
V. NGUỒN VỐN THỰC
HIỆN
1. Ngân sách nhà nước (Trung ương, tỉnh,
huyện, thị xã).
2. Huy động xã hội hóa và các nguồn hợp
pháp khác.
VI. PHÂN CÔNG
TRÁCH NHIỆM
1. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành
liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai các nội dung
đã đề ra;
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban,
ngành, địa phương thực hiện các Dự án thành phần trong Đề án “Bảo tồn, phát triển
văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” do Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai.
c) Làm việc cụ thể với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài chính để tham mưu bố trí vốn thực hiện Kế hoạch.
d) Hàng năm trước ngày 15/12 tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên
quan cân đối nguồn vốn, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội để thực hiện
Kế hoạch.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng
kinh phí từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai các nội dung
của kế hoạch.
3. Sở
Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân
dân các huyện tham mưu bố trí ngân sách thực hiện hàng năm, đảm bảo mục tiêu và
tiến độ của Kế hoạch đã đề ra.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn quản lý tài chính, kinh phí triển khai
thực hiện kế hoạch.
4. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, các sở, ngành, hội, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện liên quan triển khai những những nội dung phân
công trong Kế hoạch.
5. Sở Thông
tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan
thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền các nội dung liên
quan đến việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch để lồng ghép triển
khai Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa.
6. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức
thành viên
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ để xây dựng
kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên các cấp
và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu
số Việt Nam trên địa bàn. Phối hợp với các ngành, các cấp
chính quyền vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện các nội
dung của kế hoạch đã đề ra.
8. Ủy
ban nhân dân các huyện Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc,
Phong Điền và thị xã Hương Trà
a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ
chức thực hiện kế hoạch trên địa bàn theo nội dung đề ra
b) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn,
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai các nội dung
theo trách nhiệm được giao.
c) Bố trí nguồn kinh phí của địa
phương để triển khai kế hoạch.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Trên cơ sở Kế hoạch,
các Sở, ban ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch triển khai
của đơn vị, địa phương mình, định kỳ hàng năm (trước ngày 10/12) báo cáo kết quả
thực hiện (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch./.
Nơi nhận:
- Bộ VHTT&DL;
- TVTU;
- TT.HĐND tỉnh;
- Các đơn vị được giao nhiệm vụ;
- VP: CVP: PCVP và CV: TC, TH;
- Lưu VT, VH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Hòa
|