Nghị quyết 12/2016/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 12/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 29/07/2016
Ngày có hiệu lực 08/08/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Phạm Sỹ Lợi
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2016/NQ-HĐND

Hà Nam, ngày 29 tháng 07 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 1662/TTr-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị phê chuẩn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đng nhân dân tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với Tờ trình số 1662/TTr-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị phê chuẩn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015

Giai đoạn 2011 - 2015, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thách thức, các cấp, các ngành và Nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, giành nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế giữ vững ổn định và đạt mức tăng trưởng bình quân trên 13%/năm. GDP năm 2015 gấp 1,85 lần so với năm 2010. Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bước đầu đạt kết quả tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách đạt khá. Công nghiệp, xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao. Thu hút đầu tư đạt kết quả tốt, nhất là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, tạo nhiều khởi sắc. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư có trọng điểm, hiệu quả; bộ mặt đô thị, nông thôn đi mới. Chuẩn bị tt các điều kiện tạo tiền đề đưa Hà Nam trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, giáo dục và du lịch. Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ. An sinh xã hội đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, thế trận quốc phòng toàn dân được giữ vững.

Tuy nhiên, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa còn thấp. Dịch vụ chưa tạo được chuyển biến rõ nét trong cơ cấu kinh tế. Hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ; công tác quy hoạch, quản lý đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường... có mặt còn hạn chế. Kiểm soát nợ công chưa hiệu quả. Cải cách hành chính, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung trong 6 nhiệm vụ trọng tâm còn chậm.

2. Phương hướng, mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu

a) Phương hướng, mục tiêu tổng quát:

Đổi mới định hướng đầu tư và mô hình tăng trưởng, trọng tâm là công nghiệp hóa nông nghiệp; mở rộng liên kết, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế đnâng cao chất lượng và sức cạnh tranh nền kinh tế. Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo môi trường, an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là dân cư nông thôn. Tăng cường, giữ vững n định quốc phòng - an ninh; tạo chuyn biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng lãng phí, xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển nhanh và bền vững.

b) Các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) - giá SS 2010- tăng bình quân 10%/ năm.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020:

Nông, lâm nghiệp: 9,1%

Công nghiệp - Xây dựng: 59,3%

Dịch vụ: 31,6%

- Đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 80,9 triệu đồng/người.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá SS2010) tăng bình quân 4%/năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá SS 2010) tăng bình quân 15,1%/năm.

- Thu cân đối ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 15,2%/năm; đến năm 2020 đạt 7.040 tỷ đồng.

- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 20%/năm.

- Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 15,5%/năm.

- Năng suất lao động đạt 140 triệu đồng/người.

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 177.200 tỷ đồng, tăng bình quân 15,4%/năm.

- Giải quyết việc làm mới bình quân 16.000 lao động/năm.

[...]