Nghị quyết 113/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 113/2014/NQ-HĐND
Ngày ban hành 17/07/2014
Ngày có hiệu lực 27/07/2014
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Niê Thuật
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 113/2014/NQ-HĐND

Buôn Ma Thuột, ngày 17 tháng 07 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 62/TTr-UBND ngày 13/6/2014 về việc đề nghị thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 44/BC-HĐND ngày 11/7/2014 của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Nghị quyết về Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:

I. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1. Quan điểm

Tài nguyên khoáng sản là nguồn nội lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nên phải có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý, tránh lãng phí, thất thoát tài nguyên khoáng sản.

Khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản phải bảo đảm tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở sử dụng tối ưu những lợi thế về tiềm năng tự nhiên và nguồn nhân lực, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo đúng pháp luật. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Phát triển và quy hoạch các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản phải đạt được mục tiêu sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Phát triển thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn của tỉnh, phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ cho sự phát triển các ngành công nghiệp của trung ương và địa phương cùng như các ngành nông, lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, xây dựng đô thị, dịch vụ du lịch, lĩnh vực an ninh, quốc phòng,... trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu

Triển khai quy hoạch nhằm lập lại trật tự trong quản lý thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản của tỉnh có hiệu quả, đảm bảo môi trường, phát triển bền vững.

Xây dựng kế hoạch phát triển thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn đến năm 2020 một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu sử dụng tại địa phương.

Định hướng phát triển đến năm 2030 cho ngành công nghiệp khoáng sản để kêu gọi đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

II. Nội dung quy hoạch

1. Khoáng sản không thuộc vật liệu xây dựng thông thường, than bùn

Gồm 42 điểm khoáng sản đã được khảo sát sơ bộ, lấy các loại mẫu phân tích chất lượng, có 18 khu vực khoáng sản có triển vọng và được phân ra 4 nhóm khoáng sản chủ yếu là: nhóm kim loại, nhóm khoáng chất công nghiệp, nhóm vật liệu xây dựng (đá ốp lát, đá hoa, đá vôi, felspat và kao lin) và nhóm đá quý, phân bổ rải rác ở 18 khu vực trên toàn tỉnh (cụ thể vị trí các mỏ tại phụ lục 1 kèm theo).

2. Trữ lượng, tài nguyên của các điểm quy hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Trữ lượng các mỏ khoáng sản được quy hoạch có thu tiền cấp quyền khai thác của từng loại với tỷ lệ đáp ứng so với tổng nhu cầu của cả kỳ quy hoạch.

Trữ lượng của các mỏ có thu tiền cấp quyền khai thác vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của kỳ quy hoạch cho mỗi loại khoáng sản, nên phải lựa chọn các điểm khoáng sản đã được phổ tra khảo sát về quy mô, chất lượng và có điều kiện thuận lợi cho khai thác, không nằm trong các vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản để đưa vào quy hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong kỳ quy hoạch.

Dựa trên tài liệu hiện có về đặc điểm phân bố khoáng sản, lựa chọn các diện tích mới để đưa vào quy hoạch gồm 83 điểm (trong đó 32 điểm đá xây dựng; 16 điểm cát xây dựng; 34 điểm sét gạch ngói và 1 điểm than bùn). Các điểm khoáng sản này là vùng sẽ đấu giá quyền khai thác khoáng sản và có số hiệu trên bản đồ quy hoạch.

3. Trữ lượng, tài nguyên các loại khoáng sản đưa vào quy hoạch dự trữ khoáng sản định hướng đến năm 2030

Các khu vực được quy hoạch vào vùng dự trữ tài nguyên khoáng sản bao gồm phần trữ lượng còn lại của các mỏ sau khi trừ đi trữ lượng đã tham gia khai thác của kỳ quy hoạch; những diện tích khoáng sản đã được điều tra hoặc khảo sát trước đây cho thấy đạt yêu cầu về chất lượng và có triển vọng về quy mô và những điểm khoáng sản được tính dự báo tài nguyên trên cơ sở các tiền đề địa chất thuận lợi. Các điểm khoáng sản đưa vào quy hoạch dự trữ khoáng sản được thống nhất với chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp huyện để có biện pháp bảo vệ.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ