Nghị định 68/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân

Số hiệu 68/2007/NĐ-CP
Ngày ban hành 19/04/2007
Ngày có hiệu lực 28/05/2007
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ 68/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2007

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỜNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG NHƯ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 thảng 12 năm 2001;
Căn cứ
Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ
Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999;
Căn cứ
Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác Cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.

1. Người lao động thuộc diện hưởng lương quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân;

b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc Công an nhân dân;

c) Người làm công tác Cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.

2. Người lao động thuộc diện hưởng phụ cấp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân;

b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân.

3. Người lao động quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp ở trong nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội bao gồm:

a) Các Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ;

b) Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác Cơ yếu;

c) Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ.

1. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định này, bao gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này được thực hiện cả 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3. Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội, thực hiện như sau:

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên Cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên Cơ sở tiền lương của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này hoặc tính trên mức lương tối thiểu chung đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm Cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

4. Quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý thống nhất. Phần quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp và phần người sử dụng lao động giữ lại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

[...]