Thông tư liên tịch 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân do Bộ Quốc phòng - Bộ Công an - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH
Ngày ban hành 04/08/2014
Ngày có hiệu lực 30/09/2014
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,Bộ Quốc phòng
Người ký Bùi Quang Bền,Nguyễn Thành Cung,Phạm Minh Huân
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ CÔNG AN - BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2014

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2007 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2007/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG NHƯ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 153/2013/NĐ-CP),

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH) như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:

1. Bổ sung Khoản 11 vào Mục III Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:

“11. Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp người lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp không xác định được thời điểm điều trị xong, ra viện hoặc trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn khám lại, hẹn tháo bột, tháo nẹp, tháo vít, nếu không có giấy ra viện sau khám lại, sau tháo bột, tháo nẹp, tháo vít, đã chứng nhận sức khỏe ổn định tiếp tục công tác của cơ sở y tế, thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.”

2. Tên Khoản 5 và Điểm a Khoản 5 Mục IV Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung và thay thế như sau:

“5. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 33 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP như sau:

a) Trong thời gian bảo lưu, nếu tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được cộng tiếp thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện và được giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định đối với từng đối tượng tại thời điểm giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 1: Đồng chí Phạm Thị Lan, Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp, đã phục viên, bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 16 năm 5 tháng; sau đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 4 năm. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định khi đồng chí Lan đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí là: 16 năm 5 tháng + 4 năm = 20 năm 5 tháng.”

3. Khoản 8 Mục IV Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung và thay thế như sau:

“8. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc chuyển ngành đi học hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu quy định tại Khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:

a) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân hoặc của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 6, Khoản 7 Mục IV Phần A Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH. Thời gian được tính thâm niên nghề làm cơ sở tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu là tổng thời gian làm việc trong các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề (có đóng bảo hiểm xã hội); nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian làm việc được tính hưởng nhiều loại thâm niên nghề cùng một lúc thì chỉ được tính hưởng một loại thâm niên nghề.

c) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề, sau đó lại chuyển sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề, hoặc ngược lại thì căn cứ vào ngành nghề mà quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác cuối cùng trước khi nghỉ hưu (ngành nghề có được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hoặc ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề) để tính mức lương hưu theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.

d) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

Ví dụ 2: Đồng chí Nguyễn Đình Ân, sinh tháng 5/1955, Đại úy, nguyên trợ lý thuộc Tổng cục Chính trị, có 14 năm 10 tháng được tính thâm niên nghề, chuyển ngành sang làm Chuyên viên thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/6/2015; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 37 năm. Đồng chí Ân có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 6/2015 là 1.150.000 đồng/tháng).

- Từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2013 = 36 tháng, hệ số lương là 6,04:

1.150.000 đồng x 6,04 x 36 tháng = 250.056.000 đồng.

- Từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015 = 24 tháng, hệ số lương là 6,38:

1.150.000 đồng x 6,38 x 24 tháng = 176.088.000 đồng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của đồng chí Ân là:

250.056.000 đồng + 176.088.000 đồng

= 7.102.400 đồng/tháng.

60 tháng

- Phụ cấp thâm niên nghề của đồng chí Ân trước khi chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu như sau:

Đại úy có hệ số lương quân hàm bằng 5,40, phụ cấp thâm niên nghề được tính là 14%:

1.150.000 đồng x 5,40 x 14% = 869.400 đồng.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ