Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 68/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội-Bộ Công An-Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH
Ngày ban hành 14/09/2007
Ngày có hiệu lực 21/10/2007
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Quốc phòng
Người ký Lê Bạch Hồng,Nguyễn Khánh Toàn,Nguyễn Văn Được
Lĩnh vực Bảo hiểm,Bộ máy hành chính

BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ CÔNG AN-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
*******

Số: 148/2007/TTLT/BQP-BCA-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2007

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2007/NĐ-CP NGÀY 19/4/2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG NHƯ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN

Thi hành Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân (sau đây được viết là Nghị định số 68/2007/NĐ-CP), Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định như sau:

A. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

I. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

1. Thời gian hưởng chế độ ốm đau quy định tại Điều 9 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ phép hằng năm.

2. Mức hưởng chế độ ốm đau quy định tại Điều 10 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Mức trợ cấp khi nghỉ việc do ốm đau:



Mức hưởng chế độ ốm đau



=

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc



x 100% x



Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

26 ngày

b) Mức trợ cấp khi nghỉ việc để chăm sóc con ốm:



Mức hưởng chế độ chăm sóc con ốm



=

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc



x 75% x



Số ngày nghỉ việc chăm sóc con ốm đau

26 ngày

Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Thị Huệ, trung úy quân nhân chuyên nghiệp, hưởng lương trung cấp nhóm 2, bậc 5/10, hệ số lương 4.40; phụ cấp thâm niên là 14%; nghỉ ốm 6 ngày (từ ngày 15/3/2007 đến 20/3/2007, trong đó có ngày 18/3/2007 là ngày nghỉ hằng tuần theo quy định); do đó, đồng chí Huệ được hưởng trợ cấp ốm đau thay tiền lương trong 05 ngày, mức hưởng trợ cấp ốm đau được tính như sau:

- Tiền lương tháng 02/2007 làm căn cứ đóng bảo hiểm của đồng chí Huệ:

+ Lương cấp hàm có hệ số:

 

450.000 x 4,40

=

1.980.000đ

 

+ Phụ cấp thâm niên nghề

1.980.000 x 14%

=

227.200đ

 

 

Cộng

=

2.257.200đ

/tháng

- Mức trợ cấp khi nghỉ việc do ốm đau của đồng chí Huệ là:

 x 100% x 05 ngày = 434.076 đồng

Ví dụ 2: Cũng đối tượng ở ví dụ 1, đồng chí Huệ có con dưới 7 tuổi bị ốm, phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm từ ngày 16/4/2007 đến ngày 22/4/2007 (trong đó có ngày 22/4/2007 là ngày nghỉ hằng tuần theo quy định); do đó, đồng chí Huệ được hưởng trợ cấp nghỉ việc để chăm sóc con ốm thay tiền lương trong 06 ngày, mức hưởng tính như sau:

 x 75% x 06 ngày = 390.669 đồng

3. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ quỹ bảo hiểm xã hội từ trên 26 ngày liên tục trở lên (tính theo ngày làm việc) thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ ngày thứ 27 trở đi, cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

II. CHẾ ĐỘ THAI SẢN

1. Chế độ thai sản được thực hiện đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương, không phân biệt số con, con trong hay con ngoài giá thú, nhận con nuôi sơ sinh hợp pháp dưới 4 tháng tuổi.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP cụ thể như sau:

a) Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

c) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Ví dụ 3: Đồng chí Nguyễn Thị Bình, sinh con vào ngày 15/8/2008. Khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con của đồng chí Bình được tính từ tháng 9/2007 đến tháng 8/2008. Nếu trong khoảng thời gian này đồng chí Bình đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì đồng chí Bình được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

3. Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 13 và khoản 1 Điều 14 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nhận trợ cấp thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi, mức trợ cấp được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, tính theo lương của người cha, do cơ quan người cha chi trả.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ