Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2024 phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 07/05/2024
Ngày có hiệu lực 07/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Ngọc Hè
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 07 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ, LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố, nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, tiềm năng của khu vực nông thôn, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề, tạo việc làm và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, phát triển nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, hiện đại và nông dân thông minh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

2. Mục tiêu đến năm 2030

a) Làng nghề, làng nghề truyền thống

- Bảo tồn và phát triển 04 làng nghề đã được công nhận trên địa bàn thành phố, phát triển 01 - 02 làng nghề gắn với du lịch nông thôn và xây dựng nông thôn mới;

- Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả;

- 100% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản;

- Có ít nhất 50% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu;

- Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt khoảng 10%/năm;

- 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

b) Ngành nghề nông thôn

- Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề nông thôn đạt khoảng 6,0-7,0%/năm;

- Thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động ngành nghề nông thôn gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực ngành nghề nông thôn là 80% và tỷ lệ được cấp bằng, chứng chỉ đạt 35%;

- Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định đáp ứng 70% nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

- Ngành nghề nông thôn tiếp tục là hoạt động mang lại thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân.

- Phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn theo hướng phát triển bền vững, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống của vùng, miền.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ, LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Định hướng phát triển theo nhóm ngành nghề nông thôn

a) Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

- Tăng tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường vào sản xuất. Kết hợp phương pháp sản xuất truyền thống và hiện đại nhằm bảo tồn, phát huy các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

- Cải tiến quy trình sản xuất theo chuỗi, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và hướng tới xuất khẩu.

b) Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ