Kế hoạch 533/KH-UBND năm 2024 phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh năm 2024

Số hiệu 533/KH-UBND
Ngày ban hành 26/02/2024
Ngày có hiệu lực 26/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Trần Văn Chiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 533/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 26 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH TÂY NINH NĂM 2024

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 938/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2022 - 2025;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh năm 2024, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 938/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2022 - 2025 và các văn bản khác có liên quan nhằm hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.

- Phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào phát triển ngành nghề nông thôn còn nhiều tiềm năng để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn phát triển toàn diện và bền vững.

- Bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh nhằm khơi dậy tiềm năng, phát huy lợi thế của các sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với nâng cao chất lượng, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời giữ gìn nét văn hóa dân tộc của các nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống theo thế mạnh của từng địa phương nhằm đa dạng các sản phẩm ngành nghề nông theo hướng Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo vệ môi trường bền vững ở nông thôn.

2. Yêu cầu

- Các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) tăng cường phối hợp triển khai thực hiện các chương trình, dự án, mô hình khuyến công; khuyến nông; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xúc tiến thương mại; bảo vệ môi trường và phát triển du lịch gắn với hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn có hiệu quả.

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh các hoạt động ngành nghề nông thôn có lợi thế; tăng cường liên kết giữa các hộ sản xuất với các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, hình thành hiệp hội ngành nghề theo chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn trong và ngoài tỉnh.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn nhằm huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển ngành nghề nông thôn trong thời gian tới.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Thông tin, tuyên truyền và phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn

Các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện tăng cường tuyên truyền và triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn góp phần bảo tồn và phát triển sản phẩm các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất và hộ gia đình phát triển sản xuất đa dạng các sản phẩm ngành nghề nông thôn theo thế mạnh của từng địa phương.

2. Phát triển ngành nghề nông thôn

Định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn theo từng nhóm, cụ thể:

a) Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

- Tập trung phát triển các ngành nghề chế biến, bảo quản gia tăng giá trị như: bánh tráng, kẹo, mứt, bún, bánh canh, hủ tiếu, chao các loại; trứng, thịt, sữa và trái cây các loại.

- Đổi mới máy móc, thiết bị và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường vào sản xuất; kết hợp sản xuất truyền thống và hiện đại nhằm bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống của các sản phẩm đặc sản theo vùng, miền, địa phương.

- Tăng cường liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn; cải tiến quy trình sản xuất, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

b) Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

[...]