Kế hoạch 2456/KH-UBND phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Nam năm 2024

Số hiệu 2456/KH-UBND
Ngày ban hành 09/04/2024
Ngày có hiệu lực 09/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2456/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 09 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2024

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 38/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025;

Căn cứ Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 17/01/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 38/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025;

Căn cứ tình hình thực tế về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn năm 2024, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề, ngành nghề nông thôn phát triển bền vững gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường và tôn tạo, gìn giữ không gian nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Khơi dậy tiềm năng, lợi thế, giá trị truyền thống mang dấu ấn, thương hiệu của tỉnh Quảng Nam thông qua phát triển sản phẩm của nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với việc phong tặng, tôn vinh và phát triển đội ngũ các nghệ nhân, thợ giỏi, lành nghề và người lao động ở các làng nghề, làng nghề truyền thống.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Trung ương và tỉnh về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

- Đánh giá, tổng hợp toàn diện thực trạng, kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến năm 2025 để thúc đẩy phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về phát triển ngành nghề nông thôn, khuyến khích, vận động các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường di dời đến các khu, cụm công nghiệp; hướng dẫn các cơ sở ngành nghề nông thôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn

- Thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025 quy định tại Nghị quyết số 38/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; triển khai đảm bảo hiệu quả các nội dung hỗ trợ về: Di dời cơ sở sản xuất; xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý môi trường; hỗ trợ lãi suất vốn vay để mua nguyên vật liệu, đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; mở lớp truyền nghề; đóng bảo hiểm y tế cho Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú; hỗ trợ tổ chức đón nhận Bằng công nhận và xây dựng cổng chào hoặc biển quảng bá sản phẩm nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận.

- Hỗ trợ 07 dự án phát triển ngành nghề nông thôn.

- Hỗ trợ mở lớp truyền nghề: 12 lớp

- Hỗ trợ các sản phẩm từ nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tham gia Chương trình OCOP.

2. Xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam năm 2024

- Tổ chức xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh năm 2024 đảm bảo các tiêu chí quy định. Việc xét công nhận danh hiệu nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được tổ chức định kỳ 01 năm/lần. Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống về Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Phát triển nông thôn) chậm nhất là ngày 01/10 của năm xét công nhận. Hồ sơ xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công Quảng Nam.

- Rà soát, kiểm tra, lập danh sách đề nghị thu hồi Bằng công nhận các nghề truyền thông, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận trước đó không đảm bảo các tiêu chí theo quy định.

3. Xúc tiến thương mại

- Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại; hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ