Kế hoạch 527/KH-UBND năm 2024 phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2024-2025
Số hiệu | 527/KH-UBND |
Ngày ban hành | 25/07/2024 |
Ngày có hiệu lực | 25/07/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký | Nông Quang Nhất |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 527/KH-UBND |
Bắc Kạn, ngày 25 tháng 7 năm 2024 |
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2024 - 2025
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 850/QĐ-UBND ngày 13/5/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Căn cứ Kế hoạch số 588/KH-UBND ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn về xây dựng làng nghề Rượu Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn và làng nghề sản xuất Miến Dong Côn Minh, huyện Na Rì năm 2022-2023.
Trên cơ sở tiềm năng tại các địa phương để xây dựng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2024 - 2025, với các nội dung sau:
1. Mục đích
- Nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề, ngành nghề nông thôn phát triển bền vững gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường và tôn tạo, gìn giữ không gian nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Khơi dậy tiềm năng, lợi thế, giá trị truyền thống mang dấu ấn, thương hiệu của tỉnh Bắc Kạn thông qua phát triển các sản phẩm của làng nghề; khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tích cực tham gia Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Trung ương và tỉnh về phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá, tổng hợp toàn diện thực trạng, kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến năm 2025 để thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; hướng dẫn các cơ sở ngành nghề nông thôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh.
II. THỰC TRẠNG CÁC NGÀNH NGHỀ CÓ TIỀM NĂNG XÂY DỰNG LÀNG NGHỀ NĂM 2024 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Tại huyện Na Rì: Nghề sản xuất men rượu tại xã Sơn Thành
- Nghề sản xuất men rượu được phổ biến tại 04 thôn, gồm: Soi Cải, Bản Chang, Nà Lẹng, Nà Pàn với tổng số 50/94 hộ trực tiếp tham gia sản xuất men rượu với thời gian hoạt động ổn định trên 20 năm; doanh thu bình quân của hộ trực tiếp sản xuất men rượu khoảng 80-100 triệu đồng/hộ/năm.
- Kết quả khảo sát thực tế và đối chiếu với quy định về công nhận làng nghề, nghề sản xuất men rượu xã Sơn Thành cơ bản đã đạt 02/03 tiêu chí: Tiêu chí có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn (có khoảng 50/94 hộ trực tiếp sản xuất men rượu, đạt 53,19%); tiêu chí có ít nhất 02 năm hoạt động liên tục (hoạt động sản xuất men rượu tại xã Sơn Thành có từ trên 20 năm và được duy trì liên tục cho đến nay). Tiêu chí chưa đạt là: Chưa đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật (chưa có phương án bảo vệ môi trường làng nghề, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chưa thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề hoạt động theo quy chế do UBND xã ban hành).
2.1. Nghề sản xuất cơm lam, bánh gio, bánh củ chuối tại xã Hòa Mục
- Nghề sản xuất cơm lam, bánh gio, bánh củ chuối được phổ biến tại 02 thôn: Bản Giác và Bản Đồn với tổng số hộ trực tiếp tham gia thường xuyên từ nhiều năm là 42/196 hộ; doanh thu của hộ trực tiếp sản xuất cơm lam, bánh gio, bánh củ chuối khoảng 187,2 triệu đồng/hộ/năm.
- Kết quả khảo sát thực tế và đối chiếu với quy định về công nhận làng nghề, nghề sản xuất cơm lam, bánh gio, bánh củ chuối xã Hòa Mục cơ bản đã đạt 02/03 tiêu chí: Tiêu chí có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn (có 42/196 hộ trực tiếp sản xuất, đạt 21,4%); tiêu chí có ít nhất 02 năm hoạt động liên tục (hoạt động sản xuất cơm lam, bánh gio, bánh củ chuối đã hoạt động từ nhiều năm và được duy trì liên tục cho đến nay). Tiêu chí chưa đạt là: Chưa đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật (chưa có phương án bảo vệ môi trường làng nghề, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chưa thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề hoạt động theo quy chế do UBND xã ban hành).
2.2. Nghề sản xuất chè Shan tuyết tại xã Yên Hân
- Nghề sản xuất chè Shan tuyết được phổ biến tại 02 thôn Bản Mộc và Tát Vạ, có 24/54 hộ tham gia sản xuất, chế biến chè, hoạt động sản xuất; chế biến tập trung ổn định liên tục qua các năm tại thôn Bản Mộc. Có 01 Hợp tác xã sản xuất, chế biến chè tại thôn Bản Mộc; diện tích chè đang khai thác thường xuyên khoảng 22ha. Tổng doanh thu của hộ sản xuất chè Shan tuyết khoảng 56 triệu đồng/hộ/năm.
- Kết quả khảo sát thực tế và đối chiếu với quy định về công nhận làng nghề, nghề sản xuất chè Shan tuyết xã Yên Hân cơ bản đã đạt 02/03 tiêu chí: Tiêu chí có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn (có 24/54 hộ trực tiếp sản xuất, đạt 44,4%). Tiêu chí có ít nhất 02 năm hoạt động liên tục (hoạt động sản xuất, chế biến chè Shan tuyết đã hoạt động từ nhiều năm tại xã Yên Hân và được duy trì liên tục cho đến nay). Tiêu chí chưa đạt là: Chưa đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật (chưa có phương án bảo vệ môi trường làng nghề, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chưa thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề hoạt động theo quy chế do UBND xã ban hành).