Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 244/KH-UBND
Ngày ban hành 30/10/2024
Ngày có hiệu lực 30/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lương Trọng Quỳnh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 244/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 30 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Bảo tồn và phát triển làng nghề nhằm phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề tỉnh Lạng Sơn, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường bền vững.

- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển làng nghề một cách bền vững, bảo tồn phát huy được các giá trị, yếu tố truyền thống. Huy động sức mạnh của toàn xã hội trong việc đầu tư, trùng tu, tôn tạo, quản lý và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của làng nghề.

- Nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát triển làng nghề đối với kinh tế nông thôn.

2. Yêu cầu

- Bảo tồn và phát triển làng nghề phải tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống Nhân dân.

- Bảo tồn và phát triển làng nghề để giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch làng nghề. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

- Phát triển mạnh các làng nghề sản xuất sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng là thế mạnh của các địa phương; khuyến khích sự lan tỏa, đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản phẩm mới; hỗ trợ phát triển làng nghề có điều kiện gắn với du lịch. Hỗ trợ các làng nghề đủ điều kiện công nhận làng nghề; đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ thực hiện công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề địa phương, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2025

- Phấn đấu khôi phục, bảo tồn được ít nhất 01 nghề truyền thống hoặc làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một thất truyền.

- Mỗi huyện, thành phố duy trì, mở rộng phát triển sản xuất thành hàng hóa ít nhất 02 nghề đã được Nhân dân sản xuất lâu năm thành các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương.

- Phấn đấu công nhận được ít nhất 01 nghề truyền thống hoặc làng nghề, làng nghề truyền thống[1]; phát triển 01 làng nghề gắn với du lịch.

- Làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận phát triển hoạt động có hiệu quả.

- 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất của nghề tạo thành làng nghề được công nhận đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

2.2. Đến năm 2030

- Khôi phục, bảo tồn được ít nhất 02 nghề truyền thống hoặc làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một thất truyền.

- Mỗi huyện, thành phố duy trì, mở rộng phát triển sản xuất thành hàng hóa ít nhất 03 nghề đã được Nhân dân sản xuất lâu năm thành các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương.

- Công nhận được ít nhất 02 nghề truyền thống hoặc làng nghề, làng nghề truyền thống; phát triển 02 làng nghề gắn với du lịch.

- Ít nhất 50% làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận phát triển hoạt động có hiệu quả.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ