Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành Dân số tỉnh Thái Bình đến năm 2030

Số hiệu 89/KH-UBND
Ngày ban hành 29/06/2021
Ngày có hiệu lực 29/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Trần Thị Bích Hằng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Thái Bình, ngày 29 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH DÂN SỐ TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 2259/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành Dân sđến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành Dân số tỉnh Thái Bình đến năm 2030, với những nội dung sau:

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG

1. Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân s trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

- Quyết định số 2259/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành Dân số đến năm 2030;

- Công văn số 1544/BYT-TCDS ngày 11/3/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030;

- Kế hoạch số 61-KH/TU ngày 11/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 07/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ và Kế hoạch số 61-KH/TU ngày 11/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy v công tác dân số trong tình hình mới;

- Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 31/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 tỉnh Thái Bình thực hiện Chiến lược Dân số Vit Nam đến năm 2030”.

2. Cơ sở thực tiễn

Hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thái Bình đã triển khai phần mềm Hệ cơ sở dữ liệu dân cư từ những năm 2001 và qua nhiều phiên bản nâng cấp, hiện tại đang sử dụng phần mm Hệ thng thông tin chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình - MIS 2018.

Tính đến thời điểm 30/12/2020 cơ sở dữ liệu toàn tỉnh quản lý 546.514 hộ gia đình với 2.056.000 người (theo báo cáo của hệ thống dân số) với đầy đủ các thông tin như: S nhân khu, số hộ gia đình, số nam, nữ, số trẻ từ 0-5 tuổi, số vị thành niên thanh niên, số người trong độ tuổi lao động, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, số người thực hiện kế hoạch hóa gia đình, số người cao tuổi (60+), số biến động dân cư, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân... được cập nhật kịp thời vào hệ thống thông tin chuyên ngành dân số từ tỉnh đến cơ sở.

Hệ thống thông tin chuyên ngành dân số thường xuyên chia sẻ và cung cấp thông tin, số liệu dân số để xây dựng các chương trình, dự án trong ngành Y tế như: Chương trình Tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, chăm sóc người cao tuổi, vị thành niên thanh niên...

Những thông tin chuyên ngành dân số đã giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các lĩnh vực sử dụng trong dự báo tình hình, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và sát thực.

Thái Bình là một tỉnh có quy mô dân số lớn, xếp thứ 11 cả nước, mật độ dân số cao gấp 4 lần so với bình quân cả nước (Kết quả điều tra dân snhà ở 01/4/2019), là một trong 33 tỉnh có mức sinh thay thế cao.

Thái Bình cũng là tỉnh có sự biến động dân số (đi, đến) cao; sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, các khu công nghiệp, khu kinh tế phát triển dẫn ti sự dịch chuyển dân cư từ vùng nông thôn tới các khu công nghiệp, khu kinh tế vì vậy việc quản lý gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

Hệ thống thông tin chuyên ngành dân số hiện tại còn những hạn chế, bất cập, đó là: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thiếu đồng bộ ở các tuyến tỉnh, huyện, xã nên không đáp ứng được nhu cầu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Nhân lực chuyên môn quản lý, vận hành kho dữ liệu điện tử cấp huyện còn thiếu chuyên trách và thường xuyên có biến động về vị trí việc làm. Mạng lưới cộng tác viên y tế - dân số thôn, tổ dân phố còn còn hạn chế về năng lực, trình độ thu thập, cp nhật và báo cáo dliệu dân số ban đầu.

Các số liệu, dữ liệu về dân số chưa được sử dụng tốt nhất để xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các đơn vị trong tỉnh.

Vì vậy việc triển khai Chương trình Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số là tất yếu, phù hợp với cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dân số và phát triển; góp phần thực hiện chiến lược dân số đến năm 2030.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển hệ thống thông tin số liệu dân số theo hướng hiện đại và đồng bộ, bảo đảm cung cấp đầy đủ tình hình, dự báo dân số đủ tin cậy phục vụ công tác quản lý Nhà nước về dân số góp phần trong xây dựng, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ th(Phụ lục kèm theo)

a) Thông tin số liệu trực tuyến về dân số được cập nhật, số hóa ở cấp xã đạt 70% vào năm 2025, đạt 100% vào năm 2030; cộng tác viên dân số thực hiện cập nhật thông tin số liệu trực tuyến bằng thiết bị di động thông minh đạt 60% vào năm 2030.

[...]