Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2018 thực hiện trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Số hiệu 85/KH-UBND
Ngày ban hành 23/03/2018
Ngày có hiệu lực 23/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Phạm Văn Hà
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 23 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khoán rừng vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông, lâm nghip Nhà nước; Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm phát thải nhà kính thông qua hạn chế mt và suy thoái rừng; bảo tn, nâng cao trữ lượng các - bon và qun lý bền vững tài nguyên rừng; Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghtrực tuyến toàn quốc về “tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và gii pháp thực hiện trong thời gian tới”.

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Hi Phòng, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phn kinh tế, các tchức xã hội và người dân tham gia bảo vệ rừng; nâng cao chất lượng rừng, gia tăng tích lũy các bon, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng, góp phần phát triển rừng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập ci thiện đời sống cho người dân, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, đảm bo an ninh, quốc phòng.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; chỉ đạo thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; nghiêm cm khai thác rng trái phép, ln chiếm rừng; mua bán, ct trữ, vận chuyn lâm sản trái với các quy định của Nhà nước. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các xã, phường, thị trn (nơi có rừng và đất lâm nghiệp), các ngành liên quan, các chrừng, khc phục những hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, thiết lập kỷ cương trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

- Phân công trách nhiệm thực hiện Kế hoạch cụ thể cho các cấp, sở, ngành thành phố, các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Rà soát, đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất, rừng đã giao, đề xuất phương án giao khoán theo quy định của pháp luật.

- Xác định diện tích các loại rừng, đất quy hoạch cho lâm nghiệp, diện tích biến động của từng loại rừng, từng chủ rừng nhằm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phục vụ cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng.

2. Yêu cầu

- Thủ trưởng các Sở, ngành thành phố, các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, quận, xã, phường, thị trấn có rừng; các tổ chức cá nhân là chủ rừng nghiêm túc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật và kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng thuộc phạm vi, quyền hạn và thẩm quyền được giao.

- Tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành và nhân dân hiểu rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng yếu; phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết, nghiêm minh đúng pháp luật các hành vi vi phạm, phải tp trung chỉ đạo thực hiện thường xuyên.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan, ban, ngành được phân công thực hiện nhiệm vụ đề ra.

- Kế hoạch phải bảo đảm mang tính khả thi cao, thống nhất, đồng bộ từ thành phố đến cơ sở và được tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

II. Trách nhiệm quản lý trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của các cấp, ngành

1. Ủy ban nhân dân huyện, quận liên quan

a) Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản trên địa bàn theo thẩm quyền.

c) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.

d) Huy động, chỉ đạo các phòng chuyên môn và đơn vị có liên quan (công an, bộ đội, kim lâm, các tđội xung kích bảo vệ rng) trên địa bàn kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng.

Thời gian thực hiện: Hàng năm

đ) Chủ trì, tổ chức thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng gắn liền với việc giao đất, thuê đất và thu hồi đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện việc giao đất, giao rừng, cụ th:

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng về giao rừng, cho thuê rừng, khoán rừng cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc giao rừng, cho thuê rừng theo thẩm quyền đối với trường hợp đã được giao đất, thuê đất lâm nghiệp có rừng hoặc công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp có rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng, thuê rừng.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan lập và tổ chức thực hiện phương án tổng thể về bồi thường, thu hồi rừng và giải quyết việc quản lý diện tích rừng thu hồi theo quy định của pháp luật; gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hồ sơ phương án bồi thường, thu hi rừng.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ địa chính đối với trường hợp đã được giao rừng, thuê rừng nhưng chưa được giao đất, thuê đất lâm nghiệp hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận, để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất đang sử dụng theo thẩm quyền.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ