Thông báo 511/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới” do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 511/TB-VPCP
Ngày ban hành 01/11/2017
Ngày có hiệu lực 01/11/2017
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Mai Tiến Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 511/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2017

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TOÀN QUỐC VỀ “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI”

Ngày 14 tháng 10 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới”. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; Thường trực Tỉnh ủy, Huyện ủy, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện (có rừng), các Sở, ban, ngành liên quan, Trưởng Công an huyện, Ban quản lý thị trường và một số đơn vị chủ rừng.

Sau khi nghe Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo, ý kiến lãnh đạo của các tỉnh, các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội, ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Trong thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ rừng đã có chuyển biến rõ nét, các bộ, ngành và các địa phương, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiêm túc thực hiện tốt các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng; nhận thức về quản lý, bảo vệ rừng trong các cấp, các ngành và nhân dân đã có chuyển biến sâu sắc; chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực hóa, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng; nổi bật là một số kết quả sau:

- Năm 2016 diện tích rừng cả nước tiếp tục tăng 315.826 ha, độ che phủ rừng tăng 0,35% so với năm 2015.

- Giá trị Lâm nghiệp tăng bình quân 6,75%/năm trong giai đoạn 2013-2016 so vi 5,03%/năm trong giai đoạn 2010-2012; sản lượng gỗ rừng trồng tăng hơn 3,3 lần, từ 5,6 triệu m3 năm 2011 lên 17,3 triệu m3 năm 2016; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản năm 2016 đạt 7,3 tỉ USD, xuất siêu 5,4 tỷ USD; ước cả năm 2017 đạt 7,6-7,8 tỉ USD; dịch vụ môi trường rừng hàng năm thu từ 1.200-1.300 tỷ đồng, chi trả cho trên 5,4 triệu ha rừng, năm 2017 ước thu khoảng 1.650 tỷ đồng.

- Công tác ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đối với hành vi phá rừng trái pháp luật được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, tình trạng vi phạm pháp luật và diện tích bị thiệt hại do hành vi phá rừng trái pháp luật trên cả nước giảm, công tác quản lý bảo vệ rng được chn chỉnh một bước: 9 tháng năm 2017, số vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng giảm 21%, diện tích rừng bị thiệt hại giảm 71% so với cùng kỳ năm 2016.

- Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về dùng khai thác gỗ rừng tự nhiên được các cấp, các ngành nghiêm túc triển khai thực hiện; nhà nước quan tâm hỗ trợ các chủ rừng tương đối thỏa đáng. Thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên có tác động tích cực trong việc tăng giá gỗ rừng trồng; tạo động lực cho đầu tư, phát triển rừng trồng để thay thế gỗ rừng tự nhiên.

- Việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng đã được giám sát chặt chẽ hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát, báo cáo tình hình, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng. Việc thanh tra, kiểm tra tại một số địa phương được triển khai thực hiện nghiêm túc.

2. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý bảo vệ rừng cũng đang còn những tồn tại, hạn chế và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

- Năm 2016, diện tích rừng khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm 3.170 ha so với năm 2015.

- Tình trạng phá rừng trái pháp luật tại một số địa phương, đặc biệt phá rừng tự nhiên để lấy gỗ và lấn chiếm đất quy hoạch lâm nghiệp vẫn diễn ra, nhưng chậm được ngăn chặn và xử lý.

- Các địa phương giải quyết chuyển mục đích sử dụng rừng với diện tích lớn, chưa được rà soát chặt chẽ (từ năm 2012 đến nay là 38.276 ha, chiếm 89% diện tích rừng bị mất), một số nơi việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng rng chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Chủ rừng buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời, báo cáo diện tích rừng bị thiệt hại không trung thực, không nghiêm túc thực hiện việc khắc phục hậu quả trồng lại rừng đối với diện tích rng bị phá, để xâm canh, lấn chiếm đất kéo dài tạo thành hệ lụy xấu, khó xử lý.

- Chính quyền địa phương cơ sở chưa thực hiện hết trách nhiệm quản lý Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, vai trò chỉ đạo, điều hành còn mờ nhạt, thiếu tổ chức kim tra, giám sát thường xuyên.

- Một bộ phận cán bộ công chức các cơ quan quản lý nhà nước, Kiểm lâm địa bàn năng lực, nghiệp vụ còn yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, không kiểm tra, phát hiện, tham mưu cho chính quyền xử lý kịp thời, thậm chí còn biểu hiện làm ngơ, tiếp tay cho hành vi phá rừng trái pháp luật.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng trong điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, hầu hết các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép chậm được điều tra, xử lý và để kéo dài.

- Đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế, chậm tiến độ mùa vụ; ngân sách địa phương khó khăn, chưa btrí bổ sung kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng, thậm chí việc sử dụng ngân sách Trung ương hỗ trợ thiếu ưu tiên cho quản lý bảo vệ rừng.

II. NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Nhiệm vụ

Bảo vệ và phát triển rừng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Đại hội XII của Đảng đã xác định rõ cần phải tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụngcoi bảo vệ và phát triển rừng là một giải pháp quan trọng tạo việc làm và nâng cao thu nhập; đồng thời đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, trong đó tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu:

- Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có và rng được tạo mới trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Đảm bảo 15% diện tích hệ sinh thái rừng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn, đặc biệt là hệ thống rừng đặc dụng; đến năm 2020, tăng thêm khoảng 100.000 ha rừng đặc dụng.

- Tăng cường năng lực thực thi pháp luật, giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó diện tích rng bị thiệt hại và số vụ vi phạm giảm 30 - 35% so với giai đoạn 2011 - 2015.

- Trồng rng: 1.025.000 ha; trong đó: 75.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; 200.000 ha rng trồng thâm canh gỗ lớn.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ