Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 770/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025

Số hiệu 770/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/04/2018
Ngày có hiệu lực 04/04/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Trì
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 770/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 4 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2025

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 18/12/2017 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thông qua Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025;

Xét Tờ trình số 38/TTr-SNN&PTNT ngày 16/3/2018 của Sở Nông nghiệp & PTNT, sau khi tổng hợp ý kiến của các thành viên UBND tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 với các nội dung chính sau:

1. Mục tiêu Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025

1.1. Mục tiêu chung: Quản lý, sử dụng bền vững và có hiệu quả 28.134,1 ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Góp phần đưa giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,5 - 4,0%/năm;

- Làm cơ sở để triển khai, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của Chính Phủ trên địa bàn tỉnh;

- Nâng cao năng suất rừng trồng kinh tế lên trên 100 m3/ha/chu kỳ; chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn; phát triển trồng cây gỗ lớn, cây đặc sản, cây dược liệu;

- Nâng độ che phủ của rừng đạt ngưỡng 25%;

- Nâng cao năng suất, chất lượng 3 loại rừng Đặc dụng, phòng hộ và sản xuất trên địa bàn tỉnh;

- Thu hút khoảng 2.103 lao động liên tục tham gia sản xuất lâm nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người làm nghề rừng;

- Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, ý thức sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng;

- Đảm bảo khả năng về ngụy trang, bảo vệ kho tàng, thao trường, công trình quân sự phục vụ an ninh, quốc phòng.

2. Nhiệm vụ

2.1. Phân vùng sản xuất:

- Vùng gỗ nguyên liệu: 1.400 ha, ở 11 xã của huyện Sông Lô, Lập Thạch;

- Vùng gỗ lớn: 11.637 ha (rừng sản xuất và rừng phòng hộ);

- Hình thành vùng sản xuất cây dược liệu 378 ha ở huyện, thị: Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo, Phúc Yên.

[...]