Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 8341/KH-UBND về xây dựng, phát triển chính quyền điện tử tỉnh Khánh Hòa năm 2020

Số hiệu 8341/KH-UBND
Ngày ban hành 14/08/2020
Ngày có hiệu lực 14/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Đắc Tài
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8341/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 14 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 194/QĐ-UBQGCPĐT ngày 23/3/2020 của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020; nhằm tiếp tục phát huy những thành quả đạt được và đẩy mạnh triển khai xây dựng chính quyền điện từ trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch xây dựng, phát triển chính quyền điện tử tỉnh Khánh Hòa năm 2020 với các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tạo bước đột phá về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ng nhu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của tỉnh trong tình hình mới.

- Đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nâng cao vị trí xếp hạng về chỉ số về mức độ sẵn sàng cho phát triển chính quyền điện tử (ICT Index), chỉ số thành phần về hiện đại hóa nền hành chính trong bộ chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của tỉnh.

- Hoàn thiện nền tảng xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế svà xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.

- Đảm bảo xây dựng một nền hành chính điện tử, hiện đại, đồng bộ và liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã; hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, tạo môi trường làm việc minh bạch, hiệu lực, hiệu quả cao; giảm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

- Ứng dụng CNTT kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm phục vụ tổ chức, doanh nghiệp, công dân, giúp người dân, doanh nghiệp giảm thời gian khi đến cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.

2. Mc tiêu cthể

a) Về hạ tầng kỹ thuật CNTT:

- Hoàn thành công tác di dời, nâng cấp Trung tâm dữ liệu tỉnh; triển khai đồng bộ, thống nhất, nâng cao chất lượng và hiệu quả Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động của Trung tâm dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh.

- Tăng cường năng lực hạ tầng kỹ thuật cho các cơ quan, địa phương; các hệ thống thông tin từ cấp tỉnh đến cấp xã sẵn sàng các điều kiện chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị, đảm bảo sự phát triển, tính sẵn sàng tương thích với các xu hướng công nghệ mới.

b) Về ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước:

- Triển khai kết ni trục liên thông văn bản quốc gia theo hướng dẫn của Chính phủ để thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử theo lộ trình quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, với một số chỉ tiêu sau: Tối thiểu 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và điều hành, được kết nối, liên thông qua trục liên thông văn bản quốc gia, trục liên thông văn bản nội bộ tỉnh phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử (không bao gồm văn bản mật); 98% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện từ, trong đó tỷ lệ văn bản trao đổi hoàn toàn điện tử đạt trên 85%; 100% văn bản điện tử được gửi, nhận đáp ng yêu cầu về nội dung, thẩm quyền, thể thức, ký số và xác thực theo quy định;

- Tối thiểu 80% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 60% hồ sơ công việc cấp huyện, 30% hồ sơ công việc tại cấp xã được tạo lập, xử lý trên môi trường mạng.

- Các ứng dụng dùng chung của tỉnh (phần mềm Quản lý cán bộ công chức - viên chức, phần mềm Tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị của cử tri, phần mềm Đánh giá xếp hạng chỉ số CCHC, phần mềm Hỗ trợ lập kế hoạch thanh tra và xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra,...) được nâng cấp, bổ sung chức năng, tính năng kthuật đáp ứng yêu cầu sử dụng và được vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả;

- Hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng một số cơ sở dliệu chuyên ngành thuộc các lĩnh vực: Y tế, xây dựng, giao thông, đất đai, đầu tư, khu kinh tế,...);

- Tỷ lệ sử dụng thư điện tử trên tổng số tài khoản được cấp đạt trên 90%;

- Tchức đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn và năng lực tham mưu công tác an toàn, an ninh thông tin cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT ở các cơ quan nhà nước các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

c) Về ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp:

- Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các Cổng thông tin điện tử chuyên đề (cải cách hành chính, nguồn nhân lực, dịch vụ hành chính công, phổ biến giáo dục pháp luật,...) và 100% Cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; 100% dịch vụ công được cung cấp công cụ hỗ trợ sử dụng, giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp.

- Tối thiểu 30% dịch vụ công thực hiện ở mức độ 4; 100% dịch vụ công trực tuyến tích hợp chức năng đánh giá kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ; 100% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; 100% dịch vụ công trực tuyến cho phép sử dụng chữ ký skhi giao dịch hồ sơ trực tuyến; 20% thông tin của người dân được trích xuất tự động và điền vào biểu mẫu trực tuyến,

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của tỉnh đạt từ 20% trở lên (tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ của các TTHC trực tuyến đạt từ 40% trở lên)

- Hệ thống Trung tâm Dịch vụ hành chính công của tỉnh được tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp theo quy định hiện hành, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

[...]