Kế hoạch 328/KH-UBND năm 2019 về xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025

Số hiệu 328/KH-UBND
Ngày ban hành 08/10/2019
Ngày có hiệu lực 08/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Văn Dũng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 328/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 08 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ HƯỚNG TỚI CHÍNH QUYỀN SỐ CỦA TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2019 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 và để tiếp tục kế thừa, phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình xây dựng một nền hành chính điện tử đồng bộ, hiện đại từ cấp tỉnh đến cơ sở, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hưng tới Chính quyền số của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 với các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, tạo bước đột phá về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của tỉnh trong tình hình mới.

- Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Nâng cao vị trí xếp hạng về chỉ số về mức độ sẵn sàng cho phát triển chính quyền điện tử (ICT Index), chsố thành phần về hiện đại hóa nên hành chính.

- Hoàn thiện nền tảng xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tiền Giang nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.

- Đảm bảo xây dựng một nền hành chính điện tử, hiện đại, đồng bộ và liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã; hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, tạo môi trường làm việc minh bạch, hiệu lực, hiệu quả cao; giảm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững.

- Ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm phục vụ tổ chức, doanh nghiệp, công dân, giúp người dân, doanh nghiệp giảm thời gian khi đến cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2019-2020

- Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin:

+ Triển khai Hệ thống thông tin dùng chung các ngành, xây dựng nền tảng tích hp, chia sdữ liệu cấp tỉnh (LGSP).

+ Nâng cao chất lượng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, xác định đây là hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin, liên thông và chia sẻ dữ liệu.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước:

Triển khai trục liên thông văn bản theo hướng dẫn của Chính phủ để thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử theo lộ trình quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, với một số chỉ tiêu sau:

+ Tối thiểu 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.

+ 100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và điều hành, được kết nối, liên thông qua trục liên thông văn bản quốc gia, trục liên thông văn bản nội bộ tỉnh phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử (không bao gồm văn bản mật);

+ 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử;

+ Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin ở các cơ quan nhà nước các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về công nghệ thông tin; tăng cường năng lực cán bộ làm công tác an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân:

+ 100% cổng thông tin điện tử của tỉnh, cổng thông tin điện tử thành phần của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ; 100% dịch vụ công được hỗ trợ sử dụng, giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp.

+ Tối thiểu 30% dịch vụ công thực hiện ở mức độ 4; 50% Cổng dịch vụ công cung cấp giao diện cho các thiết bị di động; 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; 50% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 100% Cng thông tin điện tử công khai thông tin đy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; 20% thông tin của người dân được nhập vào biểu mẫu trực tuyến.

b) Giai đoạn 2021 - 2025

- Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin:

+ Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ phát triển Chính quyền điện tử hướng ti Chính quyền số: tỷ lệ máy tính trên cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện đạt 100%, cấp xã đạt tối thiểu 90%.

+ Hướng đến việc chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ, ứng dụng, phần mềm và thiết bị trên địa bàn tỉnh đảm bảo sự phát triển, tính sẵn sàng tương thích với sự phát triển mạnh mẽ của các xu hướng công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

[...]