Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 82/KH-UBND
Ngày ban hành 16/08/2021
Ngày có hiệu lực 16/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Lâm Hải Giang
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/KH-UBND

Bình Định, ngày 16 tháng 08 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thực hiện Văn bản số 3471/VPCP-KGVX ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng theo Quyết định số 329/QĐ-TTG ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 1820/BVHTTDL-TV ngày 03/6/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tiếp tục triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng và theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Văn bản số 1110/TTr- SVHTT ngày 09/8/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định, cụ thể như sau:

I. Thực trạng văn hóa đọc hiện nay của tỉnh Bình Định

1. Thành tựu

Từ năm 2017 đến 2020, hàng năm mạng lưới thư viện cơ sở của tỉnh đã nhận được từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để đầu tư mua sách cho kho hạt nhân tại các thư viện và mua sách cho kho sách luân chuyển tại Thư viện tỉnh luân chuyển cho cơ sở. Hệ thống thư viện công cộng tỉnh Bình Định hiện có 01 thư viện tỉnh, 10 thư viện huyện, thị xã, 18 thư viện xã và trên 60 phòng đọc sách ở cơ sở. Toàn hệ thống hiện có gần 500.000 bản sách, hàng năm cấp gần 10.000 thẻ bạn đọc, phục vụ gần 500.000 lượt bạn đọc/năm, với gần 1.000.000 lượt sách phục vụ bạn đọc/năm.

- Các trường học phổ thông, mầm non:

+ Trường mầm non: 216 trường.

+ Trường tiểu học: 204 trường.

+ Trường trung học cơ sở: 148 trường.

+ Trường trung học phổ thông: 55 trường.

- Thư viện các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư, hiện đại hóa.

- Thư viện các viện nghiên cứu, tủ sách của các cơ quan ngày càng phát triển.

- Văn hóa đọc bước đầu đã được hình thành. Nhu cầu đọc của người dân rất lớn và đa dạng. Người dân có xu hướng lựa chọn sách báo chất lượng và phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác chuyên môn, lao động sản xuất và giải trí.

2. Hạn chế

- Đối tượng đọc: Cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý chiếm tỷ lệ: 21%; đối tượng đọc là công nhân: 09%; sinh viên, học sinh: 67%; tiểu thương và đối tượng đọc khác: 03%.

- Thói quen đọc: Bạn đọc thường xuyên dành mỗi ngày từ 1-2 giờ để đọc sách tại Thư viện tỉnh chiếm tỷ lệ 31%; từ 2 - 3 giờ để đọc sách chiếm tỷ lệ 25%. Số bạn đọc sử dụng tài liệu không thường xuyên chiếm tỷ lệ 9%. Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ ngành thư viện, hiện nay số người đọc nhiều, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%, số người thỉnh thoảng đọc là 44%, trong khi đó số lượng hoàn toàn không đọc là 26% - một tỷ lệ khá cao so với thế giới. Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 - 10% dân số. Hàng năm thư viện tỉnh có khoảng 2.400 - 2.600 bạn đọc đến làm thẻ, thư viện huyện khoảng 300 - 400 bạn đọc, thư viện/phòng đọc sách cấp xã khoảng 100 bạn đọc. Như vậy bình quân chưa đến 1% dân số đến sử dụng thư viện công cộng cho việc đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu. Có thể nói, thói quen đọc của nhân dân trong tỉnh chưa được hình thành một cách vững chắc.

- Xu hướng đọc: Có khoảng 70% đối tượng thanh thiếu niên thích đọc truyện tranh. Mặt khác, đối tượng này đa phần ngại đọc các loại sách chữ, sách kinh điển, lý luận, đặc biệt là sách dày, nhiều tập … Xu hướng văn hóa nghe - nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc. Thời gian dành cho lướt web, lên mạng xã hội, chơi game, xem truyền hình tương đối cao. Đối tượng người lớn, cán bộ, công chức, viên chức hầu như ít đọc hoặc chỉ đọc sách giải trí.

- Môi trường đọc: Môi trường đọc chưa thật sự đáp ứng nhu cầu đọc đa dạng, luôn thay đổi của cộng đồng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Mạng lưới thư viện, tủ sách công cộng tuy có phát triển về số lượng nhưng chất lượng tổ chức và hoạt động chưa đáp ứng tốt nhu cầu đọc của người dân. Vốn sách báo ít, không có kinh phí bổ sung sách báo, không có cán bộ chuyên trách, cơ sở vật chất nghèo nàn, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo còn hạn chế… Hệ thống thư viện trường học có sự quan tâm hơn. Tuy nhiên, vốn sách báo vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh. Mô hình luân chuyển sách xuống cơ sở của thư viện tỉnh, thư viện huyện chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của người dân.

- Việc giáo dục thói quen đọc, kỹ năng đọc: Gia đình, nhà trường, thư viện chưa phát huy được vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc, hướng dẫn kỹ năng cũng như định hướng đọc cho trẻ em. Trong các nhà trường nói chung chưa hướng dẫn cho học sinh, sinh viên phương pháp đọc sách, khai thác thông tin. Do đó, khả năng sử dụng thư viện cho việc học tập, nghiên cứu còn hạn chế. Ngoài thời gian học chính khóa trên lớp, phần lớn học sinh dành thời gian cho việc học thêm nên các em hầu như không có thời gian rảnh để đọc sách.

- Chính sách đầu tư của Nhà nước để tạo điều kiện cho văn hóa đọc phát triển còn hạn chế; nhận thức của các ngành, các cấp về văn hóa đọc chưa đúng mức; đầu tư cho hoạt động thư viện còn thấp so với yêu cầu phát triển.

II. Quan điểm, mục tiêu, kế hoạch tiếp tục phát triển văn hóa đọc giai đoạn 2021 - 2025, định hướng năm 2030 (Theo Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Quan điểm

a) Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước nói chung, tình nhà nói riêng.

b) Phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại.

c) Nhà nước hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc.

d) Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục và các tổ chức khác liên quan cùng gia đình, cộng đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc.

2. Mục tiêu

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ