Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 147/KH-UBND
Ngày ban hành 10/08/2021
Ngày có hiệu lực 10/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Thị Hạnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 147/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 10 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại công văn số 3471/VPCP-KGVX ngày 26/5/2021 của Văn phòng chính phủ; Văn bản số 1820/BVHTTDL-TV ngày 03/6/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tiếp tục triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 668/TTr-SVHTT ngày 28/7/2021. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục triển khai Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gắn với thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 09/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, nâng cao nhận thức của nhân dân về việc phát triển văn hóa đọc, góp phần xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh.

- Củng cố, hoàn thiện, định hướng cho cộng đồng, không ngừng phát triển vốn tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại; nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa, đảm bảo công tác phát triển văn hóa đọc nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

2. Yêu cầu

- Các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục, các hệ thống thư viện và các tổ chức liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa thành nhiệm vụ hằng năm, trong đó phải thể hiện bằng các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình triển khai thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể.

- Thủ trưởng các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội tăng cường kiểm tra, đôn đốc; định kỳ hằng năm tổ chức sơ kết và tổng kết việc thực hiện Kế hoạch, kịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp theo phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập; ưu tiên phát triển các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Hoàn thiện chính sách của tỉnh về phát triển sự nghiệp thư viện. Triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện gắn với xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh, nhằm ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, công nghệ số, nâng cao năng lực hoạt động và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.

Xác định lộ trình, chỉ tiêu, nguồn lực cho các hoạt động nhằm xây dựng môi trường đọc thuận lợi trên cơ sở: kiện toàn, củng cố mạng lưới thư viện, nhân rộng mô hình phát triển văn hóa đọc đã được xây dựng; đổi mới hoạt động thư viện, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hướng đến xây dựng kỹ năng thông tin cho người sử dụng, đặc biệt gắn với việc chuyển đổi số, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển văn hóa đọc.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến năm 2025

a) Toàn tỉnh

- Tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tại các khu vực nông thôn, miền núi, khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức, nâng cao văn hóa đọc. Phấn đấu 45-50% người dân ở khu vực nông thôn, 35-45% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện văn hóa xã, tủ sách pháp luật, tủ sách Hồ Chí Minh, tủ sách nhà văn hóa, khu dân cư, nhà sách,..

- Phấn đấu 70-80% người dân có kỹ năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời.

- Phát triển hoạt động xuất bản và thư viện. Hằng năm, tổ chức các hoạt động, sự kiện nhằm lan tỏa văn hóa đọc như: Hội Sách, hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc, các cuộc thi tuyên truyền giới thiệu sách,...tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân có cơ hội tiếp cận, sử dụng sách, báo. Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách/tài liệu 05 bản/người dân và đạt 1,5 bản/người dân trong hệ thống thư viện công cộng (xuất bản phẩm in và điện tử); mỗi người dân đọc trung bình 04 bản sách/TL/ năm.

b) Thư viện tnh

- Phấn đấu đến năm 2025, bổ sung tài liệu đạt 300.000 bản sách và 400.000 trang tài liệu địa chí được số hóa; có ít nhất 50 máy tính phục vụ bạn đọc truy cập, tra tìm tài liệu.

- Phấn đấu phục vụ bạn đọc trung bình đạt 500.000 lượt/năm; số lượt người truy cập, sử dụng thông tin tri thức và không gian mạng đạt 300.000 lượt/năm.

- Phấn đấu 80% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, dịch vụ thư viện được ứng dụng khoa học và công nghệ; xây dựng và đảm bảo hoạt động trang thông tin điện tử, mạng xã hội của thư viện; ít nhất 30% dịch vụ thư viện được cung cấp trực tuyến.

- Thu thập tài liệu cổ, quý hiếm; tài nguyên thông tin về tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số; bổ sung tài nguyên thông tin của địa phương và về địa phương từ 500 bản sách/năm trở lên.

- Tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng đọc, kỹ năng thông tin, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thư viện trên địa bàn, trung bình 2 lớp/năm; hỗ trợ, hướng dẫn, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cho người sử dụng thư viện 1 lần/năm tại thư viện tỉnh và hệ thống các thư viện trên địa bàn (ưu tiên các hoạt động hỗ trợ trực tuyến).

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ