Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2016 về thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 81/KH-UBND
Ngày ban hành 23/03/2016
Ngày có hiệu lực 23/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Hồng Lĩnh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ TĨNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 81/KH-UBND

Tĩnh, ngày 23 tháng 03 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36a/NQ-CP NGÀY 14/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát trin bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt đng của cơ quan nhà nước giai đon 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 4603/QĐ-UBND ngày 26/11/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015-2020);

Thực hiện Văn bản số 9471/VPCP-KGVX ngày 19/11/2015 của Văn phòng Chính phvề việc trin khai thực hiện Nghị quyết về Chính phủ điện tử; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ, gồm các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36a-NQ/CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; làm căn cứ cho các ngành, chính quyền các cấp lập kế hoạch triển khai nhiệm vụ hàng năm đảm bảo mục tiêu xây dựng Chính quyn điện tử theo Nghị quyết s 36a/NQ-CP và Quyết định s1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, tạo bước đột phá về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của tnh trong tình hình mới.

Đảm bảo xây dựng một nền hành chính điện tử, hiện đại, đồng bộ và liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã; hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, tạo môi trường làm việc minh bạch, hiệu lực, hiệu qucao; giảm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đy phát trin kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

2. Yêu cầu

Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp phải xác định việc ứng dụng và phát triển CNTT là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài; là yếu tố bảo đảm thực hiện thành công các khâu đột phá chiến lược, cần được chú trọng, ưu tiên trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương, từ đó tăng cường chỉ đạo, tchức thực hiện hiệu quả tại cơ quan, đơn vị mình.

Triển khai ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực và có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công mức độ cao trong các lĩnh vực, ưu tiên các thủ tục hành chính liên quan nhiều tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, đầu tư, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, tài nguyên và môi trường.v.v.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Đẩy mạnh xây dựng Chính quyền điện tử các cấp, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

- Tập trung phát triển, hoàn thiện và nâng cao chất lượng ba nhóm chỉ số: dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); phấn đấu đưa Hà Tĩnh nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu của cả nước hàng năm ở cả 3 nhóm chỉ số này.

- Từng bước xây dựng và phát triển khu CNTT tập trung của tỉnh, kết nối với chuỗi các khu CNTT tập trung quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Triển khai hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính quyền điện tử. Đến năm 2020, cơ bản hoàn thiện khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hà Tĩnh, đảm bảo 100% các cơ quan hành chính nhà nước cơ bản hoạt động trên môi trường mạng và cung cấp 100% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 2; trên 90% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 30% mức độ 4 đối với các lĩnh vực quan trọng.

- ng dụng CNTT trong hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, điện, thủy lợi, giáo dục, y tế, tài nguyên và môi trường, hạ tầng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp.

- Xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ; đáp ứng sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Kết nối băng thông rộng, chất lượng cao đến 100% các xã, phường, thị trấn, cơ sở giáo dục. Trin khai và sử dụng hiệu qumạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

- 100% các doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh và quản trị các nguồn lực; trên 50% doanh nghiệp tham gia loại hình thương mại điện tnhư doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), riêng giao dịch doanh nghiệp với Chính phủ (B2G) đạt 100% doanh nghiệp.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn Quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhân lực CNTT cho tỉnh và các tỉnh bạn thuộc Lào trong khuôn khổ hợp tác, hữu nghị.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và giảng dạy tại các trường từ tiểu học, phổ thông, trung học chuyên nghiệp cao đng đến đại học, đảm bảo 100% các trường giảng dạy môn tin học có chất lượng, hiệu quả.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng CNTT phục vụ mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.

[...]