Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 15/KH-UBND
Ngày ban hành 04/03/2016
Ngày có hiệu lực 04/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Hoàng Giang
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 15/KH-UBND

Thái Bình, ngày 04 tháng 03 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36A/NQ-CP NGÀY 14/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP, ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; nhằm đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử, công khai, minh bạch các dịch vụ công trên môi trường mạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin thông suốt, kết ni và liên thông văn bản, dữ liệu điện tử từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn; tạo lập môi trường điện tử để người dân và doanh nghiệp có thể giám sát các hoạt động của chính quyền các cấp; triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử); đồng thời gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng viễn thông, đảm bảo an toàn thông tin.

2. Mục tiêu cụ thể

- Trong giai đoạn 2016 - 2018, hoàn thành xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng, đơn gin, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Cụ thể:

+ Phấn đấu hết năm 2016, có 100% cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã sử dụng phần mềm Mạng văn phòng điện tử liên thông trong hoạt động chỉ đạo và điều hành công việc;

+ Phấn đấu hết năm 2017, có 100% dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước các cấp tại Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện được cung cấp ở mức độ 3: Cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến hồ sơ, văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng; việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Từ năm 2018, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp tại Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện được cung cấp ở mức độ 4: Cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến; việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng;

- Cải cách toàn diện 03 nhóm chỉ số trọng tâm về dịch vụ công trực tuyến (OSI); hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI) theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chính quyền điện tử

a) Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo và các hình thức khác nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp trong việc xây dựng Chính quyền điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội.

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên.

2. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin

a) Kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin các cấp. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả, phương thức chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin cấp tỉnh. Người đứng đầu các cấp, các ngành chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo nhiệm vụ ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin.

b) Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh, giảm thiểu sự trùng lặp và chi phí xây dựng các ứng dụng, dịch vụ và cơ shạ tầng; tăng cường khả năng kết nối liên thông và tích hợp giữa các hệ thống thông tin trong Chính quyền điện tử.

c) Ban hành chính sách thu hút và đãi ngộ, chế độ phụ cấp đặc thù đối với chuyên gia công nghệ thông tin và cán bộ, công chức, viên chức làm công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

d) Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung nội dung ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các đề án, dự án đầu tư giai đoạn 2016 - 2020.

e) Xây dựng các quy định, hướng dẫn về thu thập, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin, dữ liệu, cơ sở dữ liệu nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận và sử dụng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

f) Xây dựng quy định, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước các cấp.

3. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông kết nối liên thông các hệ thống thông tin

a) Đầu tư, nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tnh để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cho việc triển khai các hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh.

b) Triển khai Mạng diện rộng của tỉnh đến cấp xã nhằm kết nối liên thông 3 cấp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh.

4. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm hiệu quả cao

a) Triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình:

[...]