Kế hoạch 424/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 424/KH-UBND
Ngày ban hành 24/12/2015
Ngày có hiệu lực 24/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Đỗ Thị Minh Hoa
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 424/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 24 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36A/NQ-CP NGÀY 14/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020;

Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP, ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử,

Căn cứ vào tình hình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị Quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử gồm các nội dung sau:

I. HIỆN TRẠNG CNTT CỦA TỈNH

Những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền tỉnh luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng CNTT, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành về đẩy mạnh ứng dụng CNTT đã được ban hành và triển khai đến các cơ quan, đơn vị, địa phương. Một số văn bản nổi bật như: Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020; quy hoạch phát triển CNTT, quy hoạch an toàn thông tin số; các kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT giai đoạn và hàng năm; quy chế sử dụng thư điện tử công vụ, quy chế đảm bảo an toàn thông tin số; ...

Các sở, ban, ngành, huyện/thành phố đã tích cực triển khai thực hiện các văn bản của cấp trên về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT. Các đơn vị đã chủ động đầu tư, trang bị hệ thống máy tính, kết nối mạng internet tốc độ cao phục vụ công tác chuyên môn. Trung tâm dữ liệu ảo hóa của tỉnh được hình thành, cơ bản đáp ứng việc triển khai một số hệ thống dùng chung của tỉnh như: hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc; cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tỉnh và các trang/cổng TTĐT của các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh; Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai tại 8 điểm cầu, bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, lưu trú.

Tuy nhiên, nhiều sở, ngành, địa phương chưa thực sự tích cực triển khai ứng dụng CNTT, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn nhiều hạn chế. CNTT được ứng dụng còn mang tính rời rạc, dữ liệu chưa được chia sẻ và khai thác chung. Hệ thống “Một cửa điện tử”, hệ thống dịch vụ công trực tuyến được triển khai nhưng hiệu quả thấp do người dân chưa được tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn, giải thích đầy đủ.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do tư duy và nhận thức về vai trò, tầm   quan trọng của CNTT của nhiều cấp chính quyền, nhất là của người đứng đầu các đơn vị, địa phương chưa thật sự đầy đủ và việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT còn chậm, thiếu quyết liệt; hạ tầng CNTT của tỉnh chưa đồng bộ, chưa hình thành mạng kết nối liên thông đảm bảo yêu cầu trên toàn tỉnh; chưa hình thành mô hình hệ thống CNTT đảm bảo kết nối, liên thông chuẩn của tỉnh; nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực CNTT chưa được bố trí tập trung, không bảo đảm được việc triển khai các kế hoạch, chương trình về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước theo tiến độ, mục tiêu đề ra; các đơn vị chưa chủ động, quyết liệt trong việc huy động nguồn vốn để đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại đơn vị; Nhiều nhiệm vụ, giải pháp chưa được triển khai theo yêu cầu.

Đánh giá chỉ số cải cách hành chính (PAR index), năm 2015, Bắc Kạn xếp thứ 63/63 tỉnh/thành; đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT-truyền thông Việt Nam (VietNam ICT Index) của tỉnh liên tục giảm trong các năm gần đây; trên phạm vi tỉnh, báo cáo đánh giá chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT-truyền thông của tỉnh (BacKan ICT Index) năm 2015 cho thấy: Việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh còn ở mức thấp. Với thang điểm 100, chưa có đơn vị nào đạt trên 80 điểm; ở cấp tỉnh, chỉ có 04 đơn vị đạt số điểm ở mức khá (dưới 80 điểm); ở cấp huyện, đơn vị có số điểm cao nhất là chỉ đạt số điểm là 59,68 điểm - điểm số nằm trong nhóm trung bình.

Thực hiện Nghị quyết 36a, UBND tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản đúng tiến độ.

Để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công, xây dựng Chính quyền điện tử. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, huyện thành phố triển khai đồng bộ hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau:

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng Công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính.

Xây dựng Chính quyền điện tử tạo một nền hành chính hiện đại từ cấp tỉnh đến cơ sở. Hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; giảm thời gian, chi phí cũng như nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Chỉ tiêu chủ yếu

- Phấn đấu đến tháng 5/2016 hoàn thiện triển khai hệ thống quản lý văn bản và kết nối liên thông các sở, ngành, huyện/thành phố, Văn phòng UBND tỉnh; đến 01/01/2018, hoàn thành triển khai liên thông đến cấp xã.

- Phấn đấu hết năm 2016 xây dựng xong Kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh làm cơ sở hoàn thiện hệ thống Chính quyền điện tử toàn diện của tỉnh; 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện chỉ sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ trong công việc.

- Đến 01/01/2017, 30% dịch vụ công ở tỉnh và 20% dịch vụ công cấp huyện, xã đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Đến 01/01/2019, các dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức 4.

- Phấn đấu đến 01/01/2018: đảm bảo trên 80% văn bản hành chính ở cấp tỉnh, 60% ở cấp huyện/thành phố được trao đổi dưới dạng điện tử; 100% cơ quan và cá nhân lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể cấp tỉnh, huyện được cấp chữ ký số.

- Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng viễn thông, đảm bảo chất lượng đường truyền, kết nối băng thông rộng, chất lượng cao đến 100% các xã, phường, thị trấn. Triển khai và sử dụng hiệu quả mạng diện rộng của tỉnh trên nền mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan đảng và nhà nước.

- Nâng cao tỷ lệ người dân biết và khai thác các dịch vụ CNTT triển khai tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

III. NHIỆM VỤ

1. Tuyên truyền, phổ biến các chỉ số đánh giá dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI) theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của LHQ để các đơn vị, địa phương biết và thực hiện.

2. Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ban hành các đề án, chính sách và quy chế, quy định chặt chẽ để việc ứng dụng CNTT đồng bộ, tránh lãng phí và đảm bảo hiệu quả đầu tư.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ