Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2013 thực hiện xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng theo Quyết định 843/QĐ-TTg năm 2013
Số hiệu | 77/KH-UBND |
Ngày ban hành | 06/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 06/11/2013 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sóc Trăng |
Người ký | Trần Thành Nghiệp |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/KH-UBND |
Sóc Trăng, ngày 06 tháng 11 năm 2013 |
Thực hiện Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, với nội dung cụ thể như sau:
- Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý; cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả trong hoạt động; phấn đấu đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản nợ xấu, kiểm soát có hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng.
- Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ cá thể, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư thương mại, tiêu dùng, hỗ trợ thị trường phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc phân loại nợ, đánh giá lại nợ xấu; đánh giá lại tài sản đảm bảo, nguồn gốc pháp lý, giá trị thị trường, khả năng thanh khoản của các loại tài sản thế chấp để có giải pháp xử lý thu hồi nợ phù hợp với từng loại nợ xấu; phòng ngừa, hạn chế gia tăng nợ xấu trong tương lai.
- Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo việc mở rộng tín dụng phù hợp với khả năng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, chỉ tiêu định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chỉ tiêu do Trụ sở chính giao. Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hệ thống; chú trọng cho vay đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, và các quy định khác của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá, quản lý ngoại hối.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan phổ biến, tuyên truyền để tạo sự ủng hộ thống nhất cao trong xã hội và nhân dân về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu, chính sách, giải pháp xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc chấp hành các giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình xử lý nợ xấu, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm của tổ chức tín dụng.
2. Sở Tài chính:
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp tình hình và có biện pháp xử lý phù hợp, dứt điểm đối với các khoản nợ giữa ngân sách với các doanh nghiệp, nợ đọng xây dựng cơ bản; xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước theo Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Tiến hành rà soát, phân loại các công trình, dự án và các khoản nợ đọng; xây dựng phương án và lộ trình xử lý xong toàn bộ nợ đọng trong xây dựng cơ bản đến năm 2015 bằng nguồn vốn ngân sách.
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn trong quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012.
- Phối hợp các sở, ngành có liên quan sớm xây dựng và hoàn thiện Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ra, quyết định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí cho các dự án và số vốn được phép ứng trước trong kế hoạch hàng năm. Đẩy nhanh tiến độ triển khai và giải ngân cho các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà ở xã hội, đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung: hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Tăng cường công tác hậu kiểm đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, sau cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trên cơ sở đó, đề xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
4. Sở Xây dựng
- Thực hiện rà soát các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đang triển khai và đã giao dự án nhưng chưa triển khai; trên cơ sở đó, tiến hành phân loại các dự án tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu thị trường và nguồn lực xã hội, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh dừng triển khai các dự án đã giao cho chủ đầu tư nhưng không phù hợp với kế hoạch phát triển của tỉnh, chỉ xem xét cho phép tiếp tục triển khai các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư các công trình quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn của địa phương; cho phép điều chỉnh cơ cấu nhà ở phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người mua đối với các công trình nhà ở đã hoàn thành nhưng chưa bán được do chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường; cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà xã hội để cho thuê hoặc thuê mua các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, nhà ở cho cán bộ, công chức, công nhân, lực lượng vũ trang, công nhân, sinh viên hoặc chuyển các công trình thành bệnh viện, trường học, khách sạn dịch vụ thương mại đang có nhu cầu nhưng phải phù hợp với kế hoạch và điều kiện cơ sở hạ tầng.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp thông qua các biện pháp giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường, áp dụng các phương pháp bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua hoặc chuyển sang nhà ở xã hội, sử dụng đúng mục đích các khoản vay và huy động vốn từ khách hàng, thực hiện công khai minh bạch, đúng cam kết tiến độ, tạo niềm tin với khách hàng.
- Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch và đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Sở xây dựng và các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, cách thức thu hồi đất, dự án không đủ điều kiện tiếp tục đầu tư để có căn cứ pháp luật triển khai thực hiện; tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, hướng dẫn giải quyết nhanh các trường hợp xin gia hạn thời gian sử dụng đất, tạo điều kiện để người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Tiến hành nhanh chóng các thủ tục nhà, đất khi các tổ chức tín dụng xử lý tài sản để thu hồi nợ vay.
6. Sở Công Thương: