Kế hoạch 487/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” do tỉnh An Giang ban hành
Số hiệu | 487/KH-UBND |
Ngày ban hành | 23/08/2017 |
Ngày có hiệu lực | 23/08/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Lê Văn Nưng |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 487/KH-UBND |
An Giang, ngày 23 tháng 8 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI VỀ THÍ ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG; QUYẾT ĐỊNH SỐ 1058/QĐ-TTG NGÀY 19/7/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
Thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”; Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Quyết định số 1533/QĐ-NHNN ngày 20/7/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”.
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn tỉnh An Giang, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Xử lý nợ xấu và tài tài sản đảm bảo các khoản nợ tại tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.
2. Cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các TCTD, thị trường tiền tệ.
3. Giám sát việc xử lý và kiểm soát nợ xấu tại các TCTD trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh An Giang
- Làm đầu mối theo dõi tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thống kê, phân loại tình hình nợ xấu trên địa bàn, các khoản nợ xấu đang khởi kiện, đang thi hành án… tại các cơ quan bảo vệ pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp và chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan có liên quan, Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang về các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật, diễn biến về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu để tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong toàn xã hội.
- Chủ động đôn đốc, hướng dẫn các TCTD trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Tòa án, Việt kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án tỉnh và các cơ quan có liên quan để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14, Quyết định số 1058/QĐ-TTg trên địa bàn; thực hiện thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của TCTD trên địa bàn. Nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh An Giang những vấn đề vượt thẩm quyền để được hỗ trợ, hướng dẫn và xử lý kịp thời.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với các TCTD trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là việc chấp hành quy định về tín dụng, lãi suất.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2020.
2. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng lộ trình và bố trí nguồn để xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách tỉnh (nếu có).
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2020.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập phương án phân bổ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách tỉnh (nếu có).
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2020.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh An Giang và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác cung cấp thông tin cho Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang thực hiện thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống TCTD và xử lý nợ xấu.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2020.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tập trung ưu tiên nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh;