Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2016 phát triển giáo dục và đào tạo năm 2017 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 74/KH-UBND
Ngày ban hành 23/06/2016
Ngày có hiệu lực 23/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Phạm Ngọc Thưởng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 23 tháng 6 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2017

Thực hiện Công văn số 2279/BGDĐT-KHTC ngày 20/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo địa phương năm 2017, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2017 với các nội dung như sau:

Phần I.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2015 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2016

1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2015

- Về phát triển kinh tế, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 9,67% (mục tiêu từ 9% trở lên), trong đó, ngành nông lâm nghiệp tăng 4,43% (mục tiêu 4 - 4,5%), công nghiệp - xây dựng tăng 13,19% (mục tiêu 12 - 13%), dịch vụ tăng 10,83% (mục tiêu 10-11%). GRDP bình quân đầu người đạt 34,8 triệu đồng (mục tiêu 33 -34 triệu đồng).

- Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đã hoàn thành các nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 đối với giáo dục phổ thông. Chất lượng dạy và học được nâng lên, hệ thống trường, lớp học, thiết bị dạy học (TBDH) được bổ sung. Có 22 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, tăng 04 giải so với năm học trước. Chuyển đổi được 04 trường phổ thông dân tộc bán trú nâng tổng số lên 91 trường (tăng 2 trường so với kế hoạch). Đến nay đã có 222/226 xã, phường, thị trấn (98,23%) và 11/11 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Công nhận thêm 17 trường đạt chuẩn quốc gia, toàn tỉnh hiện có 144 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Ngân sách chi thường xuyên giáo dục giao trong thời kỳ ổn định 1.464 tỷ/4.664 tỷ chiếm 31,38% chi thường xuyên toàn tỉnh, đảm bảo cơ cấu tỷ lệ 80% chi lương và các khoản có tính chất lương, 20% chi phục vụ hoạt động; hằng năm tỉnh luôn có cơ chế điều hành ngân sách ưu tiên đối ứng vốn để thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt, như: Chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình SEQAP; dự án VNEN; dự án THCS vùng khó khăn nhất giai đoạn 2...

- Tuy nhiên, phần tăng thêm do thay đổi chế độ chưa được tính tỷ lệ chi khác, trong khi giá cả thị trường luôn tăng, do đó trong quá trình thực hiện thực tế chi cho lương và các khoản có tính chất lương luôn chiếm tỷ lệ hơn 90%.

2. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo

2.1. Về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục

Toàn tỉnh có 740 đơn vị trường học tăng 05 trường so với cùng kì, trong đó: Mầm non 220, Tiểu học 248, THCS: 207, TH&THCS: 22, THPT: 25, Trung tâm GDTX: 11, Trung tâm NN-TH: 01, Trung tâm KT-THHN: 01 và 05 trường chuyên nghiệp.

2.2. Quy mô và tuyển mới học sinh, sinh viên

- Quy mô, thực hiện tuyển mới các lớp đầu cấp:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

KH giao 2015-2016

TH 2015-2016

Tỷ lệ %

1

Tổng số học sinh

 

 

 

 

 

Mẫu giáo (giữa năm)

HS

37.249

42.623

114,40%

 

Tiểu học (đầu năm)

HS

58.706

58.639

99,80%

 

Trung học cơ sở (đầu năm)

HS

44.879

43.831

97,60%

 

THPT (đầu năm)

HS

26.040

23.633

90,70%

 

Trung tâm GDTX

HS

4.089

2.456

60%

2

Tỷ lệ huy động đầu cấp

 

 

 

 

 

Mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi

%

98,80

98,85

0,05%

 

Tiểu học 6 tuổi vào lớp 1

%

99,40

98,52

-0,88%

 

THCS tuyển sinh vào lớp 6

%

99,88

99,43

-0,45%

 

THPT tuyển sinh vào lớp 10

%

76,23

81,19

4,96%

 

Trung tâm GDTX

%

11,97

9,41

-2,56%

- Tỷ lệ đi học so với dân số trong độ tuổi MN, TH, THCS, THPT như sau:

+ Đối với GDMN: tỷ lệ huy động trẻ (0-2 tuổi) 31,95%; mẫu giáo (3-5 tuổi) 98,85%, trong đó mẫu giáo 5 tuổi 99,82%.

+ Đối với giáo dục TH (6-10 tuổi): tỷ lệ huy động 99,38%.

+ Đối với giáo dục THCS (11-14 tuổi): tỷ lệ huy động 98,82%.

+ Đối với giáo dục THPT (15-17 tuổi): tỷ lệ huy động 69,89%.

- Quy mô, kết quả tuyển sinh cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các trường thuộc địa phương quản lý như sau:

TT

Chỉ tiêu

ĐV

KH 2015

Thực hiện 2015

Tỷ lệ

I

Tổng số HS

SV

7360

4605

62,56

1

Trường CĐ SP

 

3509

2631

74,98

-

Hệ CĐ

 

2062

1552

75,27

-

Hệ TC

 

1197

807

67,42

-

Liên thông CĐ

 

250

272

108,80

2

Trường CĐ Y Tế

 

1468

915

62,33

-

Hệ CĐ

 

498

325

65,26

-

Hệ TC

 

970

590

60,82

3

Trường TC KT

 

945

189

20,00

4

Trường TC VHNT

 

478

70

14,64

5

Trường CĐ nghề

 

960

800

83,33

II

Tuyển sinh

 

3300

2107

63,84

1

Trường CĐ SP

 

1500

1255

83,67

-

Hệ CĐ

 

650

604

92,92

-

Hệ TC

 

600

379

63,17

-

Liên thông CĐ

 

250

272

108,80

2

Trường CĐ Y Tế

 

550

241

43,82

-

Hệ CĐ

 

200

103

51,50

-

Hệ TC

 

350

138

39,43

3

Trường TC KT

 

450

86

19,11

4

Trường TC VHNT

 

150

35

23,33

5

Trường CĐ nghề

 

650

490

75,38

2.3. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương; đào tạo theo nhu cầu xã hội; cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo; công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo; việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp; về đào tạo, tạo nguồn cán bộ cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

- Hàng năm, cử từ 20 - 25 cán bộ, GV tham gia học lớp quản lý giáo dục; từ 40 đến 45 GV đi học thạc sĩ trong nước; từ 4-5 GV nghiên cứu sinh trong nước, nước ngoài; đào tạo nâng chuẩn trình độ cho 98% CBQL, GV các cấp học MN, TH và THCS.

- Đối với các trường cao đẳng, TCCN tại địa phương, tỉnh đã có định hướng đào tạo một số ngành chủ yếu để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tập trung đào tạo nhân lực lĩnh vực GV mầm non, y tế cộng đồng, dịch vụ, du lịch, thương mại, nông, lâm nghiệp,...

- Thực hiện mở rộng quy mô đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào tạo, các hệ đào tạo; đẩy mạnh công tác truyền thông; thực hiện các giải pháp phân luồng để tăng tỷ lệ HS sau THCS vào học trung cấp nghề; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm, số lượng HS tốt nghiệp THCS vào TCCN, dạy nghề khoảng 400 em; GDTX 500 em (chiếm khoảng 9,2% số HS tốt nghiệp THCS).

- Đến năm 2015 có 40 - 42% lao động qua đào tạo, ước hết năm 2016 là 43,5%, mỗi năm từ 1- 1,2 vạn lao động phổ thông được tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn.

[...]