HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 20/2015/NQ-HĐND
|
Quảng Trị, ngày 17
tháng 7 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 04 tháng 11
năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Xét Tờ trình số 2147/TTr-UBND ngày 12 tháng 6
năm 2015 của UBND tỉnh kèm theo Đề án Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo
tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban
Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông
qua Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 với những nội dung chính sau:
1. Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao nhận thức và
thực hiện tốt Chương trình hành động của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo. Đến năm 2020, Quảng Trị là một trong những tỉnh phát triển mạnh
về giáo dục và đào tạo;
- Xây dựng hệ thống giáo dục và
đào tạo với quy mô, cơ cấu hợp lý, hài hòa giữa các vùng,
miền, giữa các cấp, bậc học; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở các xã
đặc biệt khó khăn và miền núi; đảm bảo dân chủ, công bằng trong giáo dục và đào
tạo. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhằm tăng số lượng trường đạt chuẩn quốc gia, từng bước
xây dựng hoàn thiện trường kiểu mẫu ở các cấp, bậc học, hướng đến
chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế;
- Nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học. Tiếp tục huy động tối đa học sinh đến trường, duy
trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục
trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; đẩy mạnh phổ cập giáo dục bậc trung học
phổ thông. Tạo điều kiện thuận lợi và huy động cao nhất số trẻ khuyết tật,
học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Mở rộng quy mô xã hội hóa, đa dạng hóa
các ngành nghề đào tạo của các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và
đại học. Thực hiện đào tạo nghề gắn với thị trường lao động và định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Đẩy mạnh thực hiện xã
hội hóa giáo dục và đào tạo, tích cực huy động toàn xã hội chăm lo cho giáo dục. Phát triển giáo
dục và đào tạo gắn với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, và giáo dục
con người toàn diện.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu
đến năm 2020
a) Tỷ lệ huy động trẻ
trong độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt trên 50%, trẻ mẫu giáo đến trường đạt trên
95%. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi tiểu học đến trường đạt trên 99,8%
(học sinh 6 tuổi đạt 100%), học sinh trung học cơ sở trên 98%. Tỷ lệ thanh niên
trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông (và tương đương) 97%,
miền núi 90%. Tỷ lệ người biết chữ của nhóm tuổi 15 trở lên đạt trên 99,4%,
trong đó tỷ lệ người biết chữ của nhóm tuổi 15 - 35 đạt trên 99,9%. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt 50%, trong đó lao động qua đào tạo nghề 44%. Tổ chức phân
luồng học sinh trung học cơ sở để đến 2020, đạt 15% học sinh tốt nghiệp trung
học cơ sở vào học nghề. Hàng năm có 20 - 25% lượt cán bộ, công chức, viên chức
được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Duy trì vững chắc kết
quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi mức độ I và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phấn đấu có trên 80% số
xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II
và mức độ III. Phấn đấu đến 2018 có 92% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập
giáo dục bậc trung học. Tỷ lệ trường tiểu học tổ chức học cả ngày đạt 85%. Tỷ
lệ học sinh trung học cơ sở học cả ngày đạt 30%;
- Tỷ lệ đạt chuẩn của
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các bậc học mầm non và phổ thông
đạt 100%. Tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trên chuẩn bậc mầm non là
80%, tiểu học trên 95%, trung học cơ sở trên 90%, trung học phổ thông trên 15%.
Tỷ lệ giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên ở các trường trung cấp chuyên
nghiệp, trung cấp nghề đạt 25%, trường cao đẳng nghề đạt 40%. Tỷ lệ giảng viên
cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên đạt 50%, trong đó ít nhất 5% có trình độ
tiến sỹ. Tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ trở lên đạt 100%, trong
đó có ít nhất 30% tiến sỹ.
b) Hệ thống giáo dục và
đào tạo tỉnh Quảng Trị đến 2020 có 511 trường và trung tâm (494 công lập, 17 tư
thục) trong đó có 172 trường mầm non, 156 trường tiểu học, 12 trường tiểu học
và trung học cơ sở, 109 trường trung học cơ sở, 30 trường trung học phổ
thông (01 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, 03 trường trung học cơ
sở và trung học phổ thông, 25 trường trung học phổ thông, 01 trường chuyên trung
học phổ thông), 05 trường phổ thông dân tộc nội trú (01 trường trung học phổ
thông,
04 trường trung học cơ
sở), 09 trường phổ
thông dân tộc bán trú, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 08 trường trung cấp, cao
đẳng, đại học.
- Tỷ lệ trường mầm non
đạt chuẩn quốc gia đạt 70%; trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia đạt 50%;
trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 30%;
- Đầu tư xây dựng 11 trường
mầm non, 09 trường tiểu học, 09 trường trung học cơ sở, 10 trường trung học phổ
thông thành trường kiểu mẫu.
(Phụ lục I, II)
3. Các chỉ tiêu định
hướng đến năm 2025 và 2030
- Tiếp tục
đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và tăng số lượng trường học kiểu mẫu,
bố
trí đủ quỹ đất dành cho trường học theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Đảm bảo 100% phòng học kiên cố, hiện đại; có đầy đủ trang thiết bị
phục vụ tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;
- Đến năm
2025 có 100% số trường tiểu học tổ chức học cả ngày; có 60% trường trung học cơ
sở tổ chức dạy học cả ngày;
- Đến năm
2030, có 80% trường trung học cơ sở tổ chức học cả ngày. Huy động tỷ lệ trẻ
trong độ tuổi đi nhà trẻ đến trường đạt trên 60%; tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trường
đạt 98%, duy trì tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100%. Huy động học sinh tiểu
học đúng độ tuổi đến trường đạt 100%; tỷ lệ học sinh trung học cơ sở
đúng
độ tuổi đến trường đạt 99,9 %.
II. NỘI DUNG
QUY HOẠCH
1. Quy mô giáo dục và đào
tạo theo cấp học, ngành học
- Giáo dục mầm non: Quy mô giáo dục mầm
non đến năm 2020 đạt khoảng 41.440 cháu, tăng bình quân hàng năm
8,29%/năm, trong đó nhà trẻ đạt khoảng 8.560 cháu, tăng bình quân hàng năm
3,41%/năm; mẫu giáo đạt khoảng 32.880 cháu, tăng bình quân hàng năm 4,88% năm.
Trong đó hệ công lập có khoảng 6.760 cháu nhà trẻ và 30.880 cháu mẫu giáo, hệ
tư thục có khoảng 1.800 cháu nhà trẻ và 2.000 cháu mẫu giáo;
- Giáo dục phổ
thông:
Quy mô giáo dục tiểu
học đạt khoảng 59.000 học sinh, tăng bình quân hàng năm 2,48%/năm, trong đó hệ công lập có
khoảng 58.300 học sinh; hệ tư thục có khoảng 700 học sinh. Quy mô giáo dục
trung học cơ sở đạt khoảng 45.100 học sinh, tăng bình quân hàng
năm 2,86%/năm, trong đó hệ công lập có khoảng 44.700 học sinh, hệ tư thục có
khoảng 400 học sinh. Quy mô giáo dục trung học phổ thông đạt khoảng 29.100
học sinh, tăng bình quân hàng năm 1,52%/năm, trong đó hệ công lập có
khoảng 28.800 học sinh, hệ tư thục có khoảng 300 học sinh;
- Giáo dục chuyên
nghiệp: Quy mô và ngành học của các trường chuyên nghiệp phù hợp với năng lực
và cơ sở vật chất của nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cung
cấp nguồn nhân lực cho cả nước.
2. Quy hoạch bố trí mạng
lưới trường lớp
- Mỗi xã, phường, thị
trấn có trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Phấn đấu quy
mô trường tiểu học có từ 10 lớp trở lên, trường trung học cơ sở từ 8 lớp trở
lên;
- Thực hiện giảm sỹ số
học sinh/lớp của từng cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
thấp hơn mức quy định tối đa của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo nâng cao
chất lượng giáo dục, nhưng tối thiểu ở cấp tiểu học có 25 học sinh/lớp, cấp
trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có 35 học sinh/lớp ở vùng đồng bằng,
đô thị. Đối với miền núi, vùng khó khăn sỹ số học sinh/lớp có thể thấp hơn. Việc
giảm sỹ số phải đảm bảo cho mọi học sinh đều có trường học tập. Tạo điều kiện
tốt nhất để mọi người dân tiếp cận các dịch vụ giáo dục, trong đó cần đảm bảo
hài hòa giữa cự ly đi học của học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
phấn đấu giảm dần điểm trường lẻ. Đối với các xã có số lượng học sinh ít thì
được mở rộng phạm vi tuyển sinh;
- Tiến hành sáp nhập đối
với những trường cùng cấp học có quy mô nhỏ trong cùng một xã, phường, thị trấn
hoặc trường tiểu học và trung học cơ sở trong cùng một xã, phường, thị trấn mà
dự báo quy mô phát triển đến 2020 tổng số lớp dưới 15 lớp ở vùng đồng bằng,
dưới 10 lớp ở vùng miền núi. Việc sáp nhập không ảnh hưởng đến công tác phổ cập
giáo dục, đảm bảo an toàn cho học sinh;
- Thực hiện thành lập
mới, sáp nhập, chia tách, chuyển đổi đối với các trường mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở như sau:
+ Thành phố Đông Hà: Thành lập mới 04
trường ở phường Đông Lương gồm: Trường Mầm non Hoa Phượng (tư thục), Trường Mầm
non Họa My, Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh, Trường Trung học cơ sở Lê Thánh
Tông;
+ Huyện Đakrông: Tách 03 trường mầm non
là: Trường Mầm non Hướng Hiệp, Trường Mầm non Tà Long, Trường Mầm non Ba Nang
thành 06 trường mầm non là: Trường Mầm non số 1 Hướng Hiệp, Trường Mầm non số 2
Hướng Hiệp, Trường Mầm non số 1 Tà Long, Trường Mầm non số 2 Tà Long, Trường Mầm
non số 1 Ba Nang và Trường Mầm non số 2 Ba Nang; Tách 03 trường tiểu học là
Trường Tiểu học Ba Nang, Trường Tiểu học Tà Long, Trường Tiểu học và Trung học
cơ sở A Vao thành 06 trường mới là: Trường Tiểu học số 1 Pa Nang, Trường Tiểu
học số 2 Ba Nang, Trường Tiểu học số 1 Tà Long, Trường Tiểu học số 2 Tà Long, Trường
Tiểu học A Vao và Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở A Vao;
+ Huyện Hướng Hóa: Thành lập mới Trường
Mầm non Tuổi Thơ (tư thục); Chuyển đổi Trường Trung học cơ sở Hướng Phùng và Trường
Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Tầng thành Trường Phổ thông dân tộc bán trú
Hướng Phùng và Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Ba
Tầng (Hướng Hóa);
+ Huyện Vĩnh Linh: Chuyển đổi Trường Tiểu
học Vĩnh Ô và các lớp bổ túc cơ sở thành Trường Phổ thông dân tộc bán trú Vĩnh
Ô;
+ Huyện Gio Linh: Sáp nhập Trường Tiểu
học số 1 Trung Giang với Trường Tiểu học số 2 Trung Giang, Trường Tiểu học số 1
Gio Mỹ với Trường Tiểu học số 2 Gio Mỹ, Trường Tiểu học số 1 Trung Sơn với Trường
Tiểu học số 2 Trung Sơn;
- Thực hiện thành lập
mới, sáp nhập các trường trung học phổ thông như sau: Thành lập mới Trường Trung học phổ
thông Lâm Sơn Thủy và sáp nhập Trường Trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ vào
Trung học phổ thông Lâm Sơn Thủy; Thành lập mới Trường Trung học phổ thông Cửa
Việt và sáp nhập Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du vào Trường Trung học phổ
thông Cửa Việt (Gio Linh); Sáp nhập Trường Trung học cơ sở Bến Quan vào Trường
Trung học Phổ thông Bến Quan (Vĩnh Linh); sáp nhập Trường Trung học phổ thông
Phan Châu Trinh (Đông Hà) vào Trường Trung học phổ thông Chế Lan Viên (Cam Lộ),
sáp nhập Trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm vào Trường Trung học phổ
thông Bùi Dục Tài (Hải Lăng;
- Tiếp tục nâng cao chất
lượng dạy và học của Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn. Xây dựng 05
trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia và đầu tư trang thiết bị dạy
nghề để đảm bảo cho học sinh dân tộc nội trú vừa học văn hóa, vừa học nghề ngay
tại trường. Tăng cường cơ sở vật chất Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh;
- Năm 2016 mỗi huyện,
thành phố, thị xã thành lập 01 Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp trên cơ sở sáp
nhập Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm
Giáo dục thường xuyên. Nghiên cứu thành lập Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp cấp
tỉnh trên cơ sở nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Kỹ thuật
tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm Công nghệ thông tin và Ngoại ngữ;
- Nâng cấp Trường Trung
cấp nghề Quảng Trị thành Trường Cao đẳng nghề trước năm 2018. Thành lập Trường
Đại học Kinh tế -
Kỹ thuật Quảng Trị trên cơ sở Phân hiệu Đại học Huế trước năm
2020. Nghiên cứu sáp nhập Trường Trung cấp Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn vào Trường Cao đẳng Sư phạm để thành lập Trường Cao đẳng đa ngành,
tiến tới thành lập trường đại học khi có điều kiện.
(Phụ lục III)
3. Về bộ máy, hệ thống
quản lý, đội ngũ
Kiện toàn tổ chức bộ máy
quản lý giáo dục theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đảm bảo cơ
cấu đội ngũ cán bộ công chức của Sở Giáo dục và Đào tạo, của Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện, thị xã, thành phố, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
các cơ sở giáo dục hợp lý, theo định mức, đúng vị trí việc làm được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, chuẩn hóa đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục.
4. Về nhu cầu xây dựng
cơ sở vật chất và nguồn lực đầu tư
- Bố trí đủ quỹ đất cho
các trường học theo quy định. Bổ sung quỹ đất để xây dựng cơ sở vật chất trường
phổ thông dân tộc bán trú, khu nội trú học sinh ở các xã đặc biệt khó khăn và
nhà công vụ cho giáo viên; Xây dựng các phòng học lý thuyết, khu hành chính,
nhà xưởng, phòng thực hành, thí nghiệm, khu vực sản xuất, khu thể dục thể thao,
khu nội trú cho các trường chuyên nghiệp. Nhu cầu sử dụng quỹ đất của toàn
ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020 khoảng 729 ha, cần bổ sung 185 ha;
- Tiếp tục tăng cường
đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học theo quy
hoạch;
- Tổng nguồn vốn cần huy
động để thực hiện đề án từ nay đến năm 2020 là 690 tỷ đồng (chưa tính khối giáo
dục chuyên nghiệp), trong đó: Vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh: 170 tỷ,
Chương trình mục tiêu: 40 tỷ, Kiên cố hóa trường, lớp học: 392 tỷ, Viện trợ: 58
tỷ, Xã hội hóa: 23 tỷ, Nguồn khác: 07 tỷ.
(Phụ lục IV, V, VI)
III. GIẢI
PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng
cao nhận thức
Tuyên truyền, nâng cao
nhận thức của các cấp, các ngành, nhân dân và cộng đồng về chủ trương phát
triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh. Quán triệt sâu rộng
trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần vượt
khó của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xây dựng mối quan
hệ chặt chẽ giữa nhà trường, cộng đồng và xã hội để góp phần
nâng cao chất lượng và phát triển giáo dục. Tích cực
tuyên truyền để phân luồng học sinh trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp sau
trung học phổ thông, huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển giáo dục và
đào tạo.
2. Đổi mới công tác quản
lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
- Tiếp tục cụ thể hóa về
chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Sở Giáo dục và Đào
tạo thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo đối với các cấp, bậc, ngành
học, không phân biệt các trường do Sở quản lý hay do các địa phương quản lý.
Đối với hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn, Sở
Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục
và đào tạo, các sở, ngành chủ quản thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực
chuyên môn đối với từng trường trực thuộc. Quy định rõ trách nhiệm và tăng
quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và đào tạo;
- Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong phương pháp giảng dạy và quản lý giáo dục. Sử dụng và phát
huy hiệu quả thiết bị dạy học, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo;
- Đổi mới đồng bộ phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát huy tính tích cực của
học sinh. Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống, ý thức trách
nhiệm cho học sinh. Xây dựng môi trường giáo dục tích cực, lành mạnh và thân
thiện. Quản lý tốt dạy thêm học thêm đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tập trung chỉ đạo nâng
cao chất lượng giáo dục miền núi, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn.
3. Tập trung
phát triển toàn diện nguồn nhân lực
- Thực hiện công
tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên theo
đúng quy định của Chính phủ. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo
dục theo
hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; Nâng cao bản lĩnh
chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành các
nhiệm vụ được giao. Bổ sung giáo viên Tiếng Anh cho các cấp học để thực hiện
tốt Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020. Xây dựng đội ngũ giảng viên đạt
chuẩn trong các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Tăng cường
bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhất là trong quản
lý tài chính, nhân lực;
- Triển khai
đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo bình đẳng về cơ hội học
tập, có chính sách ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo cho vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, vùng khó khăn; Miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và
chính sách tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo theo quy định;
- Đa dạng hóa
các hình thức liên kết đào tạo, nhất là du học tại chỗ, du học nước ngoài để
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cao.
4. Tăng cường cơ sở vật
chất, trang thiết bị cho giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa
- Đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất phù hợp khả năng huy động nguồn lực và cơ chế chính sách
của Nhà nước theo hướng xây dựng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa, xây dựng
hoàn thiện các trường kiểu mẫu;
- Tiếp tục
thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên;
- Thực hiện nghiêm túc
việc bảo dưỡng, tu sửa, kiểm tra về cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học định
kỳ. Huy động sự đóng góp trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong phong trào
làm thêm đồ dùng dạy học;
- Tăng cường đầu
tư về cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng
dụng trong quản lý. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực sử dụng công
nghệ thông tin và ngoại ngữ;
- Tăng cường
sự phối hợp giữa các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, với các trung tâm
nghiên cứu khoa học và công nghệ, các nhà máy, doanh nghiệp trong công tác đào
tạo, nghiên cứu. Xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại ở các trường chuyên
nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo;
- Các địa phương ưu tiên
bố trí quỹ đất, đảm bảo cho các cơ sở giáo dục và đào tạo có đủ diện tích khuôn
viên để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
5. Cơ chế chính sách và
huy động sử dụng các nguồn vốn
- Thực hiện
đầy đủ, nghiêm túc các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ quản lý,
giáo viên và học sinh. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, công cụ quản lý giáo dục
và đào tạo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo
dục và đào tạo. Thực hiện tốt chính sách thu hút, tuyển dụng cán bộ, giáo
viên giỏi về phục vụ ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh;
- Giao UBND tỉnh xây
dựng đề án thành lập trường phổ thông dân tộc dân tộc bán trú ở vùng dân tộc,
miền núi để tạo điều kiện cho học sinh con em đồng bào dân tộc có điều kiện học
tập và nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng tiêu chí, cơ chế hoạt động đối
với trường trọng điểm, trường kiểu mẫu để phát triển các mô hình chất lượng cao
về giáo dục;
- Có chính sách bố trí
kinh phí hỗ trợ để thực hiện việc quản lý và hợp đồng nhân viên dinh dưỡng đối
với các trường mầm non, các trường dân tộc bán trú ở vùng miền núi có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tiếp tục thực hiện chính sách luân chuyển
giáo viên vùng khó;
- Khuyến khích phát
triển loại hình trường tư thục, nhất là trường mầm non và trường trung cấp nghề,
tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế nước ngoài tham gia xây dựng trường
học. Tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên đi du học tự túc ở nước
ngoài;
- Huy động nguồn vốn từ
Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương để xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại hoá. Tăng cường tìm
kiếm sự viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Sử dụng nguồn vốn hiệu
quả thiết thực, tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn,
phân kỳ đầu tư hợp lý. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học cho tại
các vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi và hạng mục trọng điểm.
Điều 2. Giao UBND tỉnh hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Giao Thường trực HĐND
tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND
tỉnh khóa VI, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2015 và có hiệu lực
sau 10 ngày kể từ ngày ký.
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|